Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/07/2018 - 13:09
(Thanh tra)- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập và đời sống của người lao động (NLĐ) trên cả nước năm 2018. Kết quả khảo sát cho thấy, NLĐ còn rất nhiều bức xúc liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, đặc biệt là bức xúc vì lương thấp, không có thêm các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Cuộc khảo sát thực hiện ở 25 tỉnh, thành và Công đoàn ngành có đông công nhân làm việc, đại diện cho 4 vùng lương, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bình Dương... Công đoàn ngành Xây dựng, Công đoàn Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Tiền lương cơ bản NLĐ nhận được trung bình là 4,67 triệu đồng/tháng. Trong đó, NLĐ làm việc trong lĩnh vực xây dựng, giao thông có tiền lương cơ bản hàng tháng cao nhất với bình quân là 4,94 triệu đồng; thấp nhất là lao động dệt may với 4,225 triệu đồng.
Ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp với nhiều tên gọi khác nhau để tăng thu nhập, giữ chân NLĐ. Tuy nhiên, các khoản này thường không tính vào mức đóng bảo hiểm (trừ phụ cấp trách nhiệm, chức vụ).
Tổng thu nhập trung bình của NLĐ (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (cao hơn lương cơ bản là 18,4%), tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017.
Tiền lương cơ bản chiếm 84,4% tổng thu nhập của NLĐ. Trong đó, tại doanh nghiệp FDI tỷ lệ này chiếm 77,3%; giày da, chiếm 80,5%; cơ khí, chế tạo kim loại là 75,5%; điện, điện tử là 78,6%; dệt may 81,4%.
Kết quả khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, với thu nhập và chi tiêu hiện nay, chỉ 32,1% NLĐ cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm là khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ, Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con cái.
So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình, chỉ có 17,4% cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện kham khổ và 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống nên phải làm thêm.
Theo khảo sát tìm hiểu những khó khăn, bức xúc liên quan đến tình hình việc làm, tiền lương và thu nhập tại doanh nghiệp, cho thấy NLĐ vẫn còn bức xúc vì mức tiền lương còn thấp và không có, hoặc có ít các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập bảo đảm cuộc sống. Các nội dung khác, tuy tỷ lệ có bức xúc không cao, nhưng cũng thể hiện sự không hài lòng của NLĐ với các nội dung liên quan. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động và đình công vẫn còn xảy ra.
Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước có 131 cuộc đình công, trong đó các doanh nghiệp FDI là 103 cuộc, chiếm 78,6%; ngành dệt may 48 cuộc, chiếm 36,6%; giày da có 27 cuộc, chiếm 20,6%; điện tử 20 cuộc, chiếm 15,3%.
Về mức chi tiêu và chi tiêu tối thiểu của gia đình NLĐ, kết quả khảo sát cho biết qua số liệu xử lý phiếu khảo sát năm 2018, có 2.885 NLĐ đang sống chung hộ gia đình với người thân, với số lượng, cơ cấu là 3,7 nhân khẩu/hộ, trong đó có 2,05 người phụ thuộc (con nhỏ) và 1,65 lao động hưởng lương, cho thấy mức chi tiêu trung bình của một hộ gia đình khoảng 7,38 triệu đồng/tháng. Với hộ gia đình các vùng lương có số nhân khẩu tương ứng ở trên thì mức chi tiêu thấp nhất (tối thiểu) là 6,57 triệu đồng/tháng. Cụ thể, ở vùng I là 7,38 triệu đồng; vùng II là 6,76 triệu đồng; vùng III là 5,8 triệu đồng; vùng IV là 5,75 triệu đồng.
Ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, bên cạnh lương thì làm thêm vẫn là thu nhập chủ yếu của NLĐ. Nếu chỉ trông chờ vào lương cơ bản làm việc trong giờ quy định thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng là cần thiết, giúp NLĐ cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm, để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống...
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang