Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/12/2014 - 06:44
(Thanh tra) - Người chuyển giới vẫn chưa được đổi tên hay không được công nhận giới tính sau khi phẫu thuật khiến họ lâm vào cảnh "sống ngoài vòng pháp luật" và sự kỳ thị của xã hội. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này phải bảo đảm quyền lợi cho người chuyển giới - một nhóm yếu thế trong xã hội, mà trước hết là việc được thay đổi họ tên.
Cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển mới hi vọng, Bộ luật Dân sự sửa đổi lần này sẽ bảo đảm quyền lợi của những người yếu thế. Ảnh: Thảo Nguyên
Ngày 11/12, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền của các nhóm yếu thế trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Rào cản…
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có những qui định gián tiếp hoặc trực tiếp qui định về quyền của người chuyển giới. Và việc
thay đổi tên gọi là một quyền có điều kiện “theo yêu cầu của người có họ tên mà việc sử dụng họ tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.
Từ những quy định này, Nghị định số 88/2008/NĐ-CP qui định nghiêm cấm chuyển đổi giới tính với những người đã hoàn thiện về giới. Hệ quả, người chuyển giới đã thực hiện phẫu thuật sẽ không được cấp chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính, dẫn tới việc không có căn cứ để đăng ký lại hộ tịch cho người đã chuyển giới.
Ông Lương Thế Huy, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho biết, tên gọi là một trong những “tài sản” của công dân, đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân sự của mỗi cá nhân. Nhưng với người chuyển giới, đa số tên gọi trong khai sinh không phản ánh đúng nhận dạng giới tính, gây khó khăn trong cuộc sống, thậm chí bị phân biệt đối xử.
“Trên thực tế, quyền lợi hợp pháp của người chuyển giới bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng tên khai sinh rất rõ ràng. Ví dụ, nhiều người chuyển giới bị điều tra thêm, bị từ chối khi qua cổng an ninh sân bay vì thể hiện giới bên ngoài không phù hợp với tên gọi. Khi thực hiện giao dịch dân sự thông thường họ cũng bị nghi ngờ, dò xét hoặc yêu cầu có thêm giấy tờ để chứng minh nhân thân”, ông Huy dẫn chứng.
Bên cạnh đó, qui định về xác định lại giới tính chỉ giới hạn trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác, do vậy người chuyển giới không được áp dụng qui định này để thay đổi tên gọi.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho thấy, có 10,1% người chuyển giới từng thử đi làm thủ tục thay đổi tên gọi nhưng duy nhất 1 người đổi tên thành công. Các lý do từ chối là luật không cho phép, vì tên gọi quá nam tính hoặc nữ tính, vì chưa phẫu thuật nên không được đổi, vì thiếu giấy chứng nhận của bệnh viện….
Theo ông Huy, xác định lại giới tính là thuật ngữ y học để chỉ quá trình mà những đặc điểm giới tính của một người được thay đổi bằng các biện pháp y học như phẫu thuật hoặc điều trị hooc-môn. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, thuật ngữ xác định lại giới tính bị giới hạn với người bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác, trong khi bản chất của việc chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính về bản chất y học là giống nhau.
Cần công nhận quyền đổi tên họ của người chuyển giới
“Bộ luật Dân sự cần sửa đổi cho phép “thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính, hoặc để phù hợp với giới
tính mong muốn của người đó”, ông Huy đề nghị.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Vũ Công Giao, Phó Giám đốc Viện Chính sách công và pháp luật cũng cho rằng, nên tiếp tục xem xét bổ sung người phẫu thuật chuyển giới là đối tượng có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên. Việc “đẩy” sang pháp luật hộ tịch là không thích hợp vì họ tên gắn liền với nhân thân, thay đổi họ tên là một quyền nhân thân quan trọng, cần quy định ngay trong Bộ luật Dân sự.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí phân tích, việc pháp luật cho phép thực hiện chuyển giới, thay đổi các giấy tờ tùy thân không những đã quen thuộc ở nhiều nước phương Tây mà ngay cả ở những nước phương Đông như Singapore, Philippines, Ấn Độ…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng tập trung thảo luận các vấn đề về quyền nhân thân, quyền về nơi cư trú của nhóm yếu thế; về hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân, pháp nhân phi thương mại khi tham gia quan hệ dân sự; quyền sở hữu, các vật quyền khác, giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà ở liên quan đến các nhóm yếu thế.
Theo các chuyên gia, cần phải tiếp tục rà soát để làm rõ và củng cố quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong mọi quan hệ dân sự (tuyển dụng, lao động, kinh doanh…); bổ sung tình trạng sức khỏe, đặc thù cơ chế, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tình dục vào những yếu tố cấm sử dụng để phân biệt đối xử nói chung, phân biệt đối xử về quyền lao động, quyền tự do kinh doanh nói riêng.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên