Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội

Thứ hai, 09/12/2019 - 13:31

Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 1/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.

Một góc thành phố Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được tổ chức như sau: chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là Ủy ban Nhân dân phường.

Ủy ban Nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, thị xã.

Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 1/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.

Hội đồng Nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, thị xã, trong đó bao gồm ngân sách của các phường trực thuộc, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công tại các phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công; thông qua chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phường trực thuộc quận, thị xã; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp mình ở phường; giám sát hoạt động của Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường.

Ủy ban Nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: xây dựng, trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cùng cấp, Ủy ban Nhân dân quận, thị xã quyết định giao và điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các phường trực thuộc, quyết định chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách.

Bên cạnh đó, quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật công chức phường; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban Nhân dân phường.

Ủy ban Nhân dân phường có các nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận, thị xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước với Ủy ban Nhân dân quận, thị xã; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà Luật Đầu tư công quy định phải có sự tham gia ý kiến của Hội đồng Nhân dân cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý.

Đồng thời, đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo phân cấp quản lý; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, quận, thị xã phân cấp, ủy quyền; thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trên địa bàn phường và các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường theo quy định của pháp luật, trừ quy định tại khoản 2 Điều 36 và Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ủy ban Nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường. Ủy ban Nhân dân phường loại I và loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch; phường loại III có 1 Phó Chủ tịch. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường là công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của Ủy ban Nhân dân phường. Chế độ làm việc của Ủy ban Nhân dân phường theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban Nhân dân phường, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, thị xã và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân phường; trực tiếp quản lý, sử dụng công chức phường theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, quận, thị xã; ký các văn bản của Ủy ban Nhân dân phường.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân về nhiệm vụ được phân công.

Khi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt Chủ tịch điều hành và giải quyết công việc của Ủy ban Nhân dân phường.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Các quận, thị xã, thành phố, phường tại thành phố Hà Nội được thành lập kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành không thuộc phạm vi thực hiện thí điểm theo quy định của Nghị quyết này.

Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan./.

Theo PV/TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm