Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghề đúc đồng Phường Đúc nguy cơ thất truyền.

Thứ sáu, 13/12/2013 - 09:00

(Thanh tra )- Phường Đúc nằm ven bờ Nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên ngược về phía Long Thọ, cách TP Huế chừng 3 km về phía Tây Nam (tỉnh Thừa Thiên Huế) xưa nay nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống.

Dù đã lớn tuổi nhưng ông Sính vẫn đam mê với nghề. Ảnh: Mơ - Phượng

Phường Đúc hay còn có tên gọi khác là làng Dương Xuân, ra đời và phát triển hưng thịnh dưới thời Chúa Nguyễn ở thế kỷ 17. Hiện nay, phường Đúc có trên 50 lò đúc với hơn 150 người làm nghề. Ngoài sản phẩm thông thường như: Đại hồng chung, lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ. Các cơ sở đúc đồng còn sản xuất ra những bức tượng phật khối lượng lớn với kỹ thuật đúc, chạm những kiệt tác mang tính lịch sử niên đại dân tộc.

Nghề đúc đồng nổi tiếng khắp kinh thành một thời là thế, tuy nhiên nay cũng đang đứng trước một thực tế đáng buồn là nguy cơ thất truyền rất lớn, bởi thế hệ thanh niên bây giờ ít người chọn nghề đúc để lập nghiệp mưu sinh. 

Dạo quanh các cơ sở đúc đồng như: Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Văn Tuệ và một vài cơ sởkhác, đa số ở đây đều là những người thợ lớn tuổi, người trẻ nhất cũng đã ngoài40.Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính đa số đều là những người thợ lớn tuổi. Ảnh: Mơ - Phượng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính chia sẻ: “Nghề đúc đồng Phường Đúc phát triển bao nhiêu đời nay. Tuy nhiên thưc tế bây giờ lớp trẻ theo nghề ít dần, nhà tôi đông con cháu nhưng chỉ có hai người con nối nghiệp”.

Hiện tại, trong cơ sở đúc đồng của gia đình ông 
Nguyễn Văn Sính chỉ có 4 người là con cháu trong dòng họ, chủ yếu là người ngoài xin vào làm việc để học nghề, tuy nhiên những người thợ đúc ở đây đều là trung niên. 

Cũng theo ông Sính: “Nghề đúc nặng nhọc và độc hại ít người tham gia. Mặt khác, những người trẻ mới làm nghề không thể vượt qua được những người thợ già lâu năm trong nghề nên lớp trẻ cũng gặp khó khăn, thường nản chí và bỏ đi làm nghề khác”.

Tại nhiều cửa hàng trưng bày và giớithiệu sản phẩm đúc đồng mỹ nghệ, chỉ bắt gặp cảnh buôn bán ế ẩm. Các sản phẩmlàm ra không tiêu thụ được, dẫn đến việc theo nghề mà không sống được bằng nghề.Những gian hàng trưng bày sản phẩm vắng bóng người mua hàng. Ảnh: Mơ - Phượng


Anh Nguyễn Trường Sơn (chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính) chia sẻ: “Nghề đúc đồng vất vả, đòi hỏi yêu cầu cao về chuyên môn. Mặt khác đầu vào đòi hỏi nguồn vốn cao, nhưng đầu ra không được đảm bảo nên lớp trẻ dần dần theo những nghề nghiệp khác để kiếm sống”.

Do nhiều khó khăn như phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường hay đầu ra của sản phẩm không được đảm bảo mà lớp trẻ theo nghề dần ít đi. Chính quyền điạ phương cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện thích hợp thu hút lớp trẻ, tránh việc nghề đúc vang bóng bị thất truyền.


Trần Mơ - Đan Phượng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm