Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngại “miễn phí” chất lượng thấp, một số người dân chưa tin trợ giúp pháp lý

Thứ ba, 07/06/2016 - 06:39

(Thanh tra)- Ngày 6-7/6, Bộ Tư pháp phối hợp với USAID tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý và thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2006.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo kết quả khảo sát tại 9 tỉnh, thành phố bằng những cuộc thảo luận, phỏng vấn sâu cho thấy, có 64,5% người dân được hỏi là người chưa được TGPL thì có 35,31% người đã nghe đến TGPL và các hoạt động TGPL. Còn 28,2% số người được hỏi chưa được biết hoặc không nhớ đã được biết về hoạt động TGPL. Trong tổng số 80 người dân không thuộc diện được TGPL thì chỉ có 2 người biết về hoạt động TGPL.

Phỏng vấn bảng hỏi và thảo luận nhóm cũng cho thấy, 78 người được hỏi (42%) cho rằng họ có nhu cầu nhưng không biết về hoạt động TGPL để họ có thể yêu cầu. Bên cạnh đó, có đến 10 người trên tổng số 185 người được hỏi cho rằng bị từ chối.

Đáng chú ý, một số người dân quan niệm rằng, họ không tin vào dịch vụ TGPL vì theo cách họ hiểu những gì “miễn phí” thường có chất lượng thấp hơn những gì phải trả tiền.

Vấn đề đặt ra là nhu cầu TGPL là rất lớn, chẳng hạn ở Cao Bằng số người được hưởng quyền TGPL chiếm khoảng 80% dân số, chủ yếu là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; hay ở Thái Nguyên chiếm tỷ lệ 75% dân số toàn tỉnh trong đó tập trung chủ yếu ở dân tộc thiểu số, người nghèo, người có công với cách mạng.

Ở các tỉnh, thành khác như Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Cần Thơ… cũng có tình trạng tương tự, với 50.300 hộ nghèo, khoảng 32.000 hộ cận nghèo, 11.500 người có công với cách mạng, 600 người già cô đơn không nơi nương tựa… Tuy nhiên, số người dân được TGPL còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 15% số người được quyền TGPL.

Xuất phát từ thực tế, chỉ có người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thực sự mới đến nhờ cậy TGPL, tại hội thảo, theo các chuyên gia, không nên hạn chế đối tượng mà bất cứ ai gặp phải khó khăn không thể có tiền để thuê dịch vụ, cần đến TGPL miễn phí thì có thể giúp đỡ.

Đại diện Trung tâm TGPL tỉnh Lâm Đồng đề nghị mở rộng hình thức tư vấn miễn phí đến tất cả đối tượng người dân có hoàn cảnh khó khăn, mở rộng đối tượng là trẻ em dưới 18 tuổi được TGPL không bị hạn chế là người bị buộc tội hay người bị hại.

Đi liền với mở rộng đối tượng là câu chuyện bảo đảm chất lượng TGPL. Theo đó, một chuỗi các giải pháp liên quan được đề cập tới, cần được giải quyết tổng thể bao gồm xây dựng và phát triển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý ngày một chuyên nghiệp hơn; đẩy mạnh truyền thông về TGPL; quan tâm, hướng dịch vụ TGPL đến các nhóm thụ hưởng ở nông thôn và miền núi.

Điều này càng có ý nghĩa hơn khi nhìn nhận ở khía cạnh, dịch vụ TGPL là một dịch vụ do Nhà nước bảo đảm kinh phí, càng cần phải chú trọng đến vấn đề chất lượng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm