Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lam Sơn
Thứ ba, 12/10/2021 - 10:26
(Thanh tra) - Ứng dụng Internet of Things (IoT) đã tạo ra bước ngoặt, cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc được tiếp cận với sách điện tử, sách đồ họa 3D, tủ sách pháp luật điện tử... giúp đối tượng đưa chính sách, pháp luật tốt hơn, hiệu quả hơn tới đồng bào dân tộc thiểu số.
Cán bộ cơ sở phải hiểu phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thì mới tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật hiệu quả. Ảnh: Lam Sơn
Những vấn đề đặt ra
Cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc là người trực tiếp làm việc với dân, sát dân nhất. Vì vậy, cán bộ cấp cơ sở có một vị trí, vai trò quan trọng mang tính đặc thù. Có thể nói, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều thông qua cán bộ cấp cơ sở để đi vào cuộc sống của nhân dân.
Thông qua đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nhân dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách trực tiếp nhất, được phản ánh và bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình một cách trực tiếp, chính xác và nhanh nhất. Cán bộ cấp cơ sở khi giải quyết những công việc của nhân dân họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, vận dụng pháp luật giải quyết công việc dần được nâng cao so với tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ.
Thực tế, do các xã miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giao thông đi lại khó khăn, phương tiện thông tin trao đổi cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc còn chịu ảnh hưởng của các luật tục. Do vậy, khi giải quyết vi phạm của người dân, một số cán bộ cấp cơ sở cho rằng không phạm tội, vì trong luật tục của dân tộc họ không quy định những hành vi này là sai trái, chỉ khi được đưa ra những cơ quan có thẩm quyền giải quyết họ mới nhận thức được hành vi là vi phạm.
Đa số cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc là những người dân cư trú, sinh sống tại địa phương, gắn bó với nhân dân địa phương, do đó, những mối quan hệ họ hàng, dân tộc... rất dễ chi phối, ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng tri thức pháp luật vào công tác, thậm chí dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”.
Bản làng là của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nhìn chung là một tổ chức xã hội nông nghiệp và là một cộng đồng về văn hóa với các quy tắc ứng xử và quan hệ xã hội mang tính cộng đồng. Mỗi bản là một đơn vị cơ bản trong hình thức cư trú của người dân. Trong mỗi bản có một số dòng họ sinh sống, có thể nói đó là một xã hội tự quản chặt chẽ, với cơ cấu thiết chế khá đơn giản là trưởng họ, trưởng bản rất hiệu quả. Vì vậy, cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc chủ yếu là người địa phương, có quan hệ anh em, dòng tộc và gắn bó mật thiết với nhân dân. Họ chủ yếu là người địa phương, là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho quyền lực của Nhà nước tại địa phương.
Do đó, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc thường bị chi phối, ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán làng xã, những nét văn hóa bản sắc riêng của dân tộc như người Tày, Nùng, Thái... đặc thù của địa phương, dòng họ.
Mặc dù còn một số bất cập về trình độ văn hóa, nhận thức, về năng lực thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc, tuy nhiên đối tượng này đã từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản. Một điều không thể phủ nhận, hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng thì đời sống của nhân dân vùng trung du miền núi phía Bắc và cán bộ cấp cơ sở vùng trung du miền núi phía Bắc được nâng cao. Hiện nay, vùng trung du miền núi phía Bắc với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đó là các quốc lộ: 1, 2, 3, 4, 6, mặt khác, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế vùng và điều kiện đi lại nhân dân nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng.
Những lợi ích từ ứng dụng Internet of Things
Theo bà Trần Thùy Linh, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên, phương thức nâng cao ý thức cho cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc được thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở qua các lớp tập huấn; qua nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề; tham quan, gặp gỡ nhân chứng lịch sử; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc trên mạng Internet; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua hệ thống sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, các nội dung được tuyên truyền bao gồm tất cả các bộ luật của Nhà nước ta để thấy được “tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáp dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội” là cần thiết.
Nghiên cứu từ đại diện Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho thấy, để việc tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật hiệu quả thì việc ứng dụng IoT giúp cán bộ cấp cơ sở được kết nối với phương tiện như vidieo, hình ảnh minh họa, tài liệu bổ sung thông qua kết nối Internet để thu nhận các thông tin pháp luật. IoT tạo ra trải nghiệm để thúc đẩy hứng thú của cán bộ cấp cơ sở không chỉ kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, họ còn tập trung hơn và văn bản pháp luật quan trọng kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật độc lập.
Bên cạnh đó, ứng dụng IoT đã tạo ra bước ngoặt, cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc được tiếp cận với sách điện tử, sách đồ họa 3D, tủ sách pháp luật điện tử... giúp cán bộ cấp cơ sở hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật. Từ đó, họ có thể tự đánh giá về trách nhiệm pháp lý và hành vi của mình, giúp hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
“Mặt khác, ứng dụng IoT giúp cán bộ cấp cơ sở có thể sử dụng điện thoại di động thông minh và máy tính bảng để kết nối với sách điện tử, tìm kiếm và chia sẻ kiến thức, tài liệu trực tuyến thông qua công cụ như Google Apps với vô vàn những tính năng tích hợp giúp cán bộ cấp cơ sở tiếp cận với tài liệu trực tuyến về pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Mặt khác, sách điện tử với nguồn dữ liệu sách phong phú cho phép cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc đọc, tìm hiểu kiến thức về pháp luật bất cứ thời gian nào. Sách điện tử di động với kho tài liệu về sách, các tệp dữ liệu liên quan... mở rộng tri thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở, bà Trần Thùy Linh nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương