Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/12/2016 - 10:27
(Thanh tra) - Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có công văn gửi các địa phương chấn chỉnh lại hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách, thế nhưng tại một số huyện ở Nam Định việc cho nối dài tuyến, mở thêm tuyến mới tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh khiến nhiều nhà xe bức xúc.
Bến xe khách Quỹ Nhất, nơi một số nhà xe của HTX Vận tải Quỹ Nhất không đồng tình với việc tăng chuyến của Sở GTVT Nam Định tuyến Nam Định - Hòa Bình. Ảnh: Văn Nam
Cạnh tranh không lành mạnh
Theo phản ánh của ông Nguyễn Xuân Dương, đại điện cho các nhà xe chạy tuyến Nam Trực (Nam Định) đi Giáp Bát - Hà Nội - Gia Lâm, nhiều năm nay các tuyến vận tải cố định từ huyện Nam Trực đi Hà Nội tương đối ổn định, giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn. Tuy nhiên, nhiều tháng nay trên địa bàn huyện xuất hiện xe khách biển kiểm soát (BKS) 18B - 017.87 mang tên nhà xe Liên Hùng (thuộc Hợp tác xã (HTX) Vận tải Hòa Bình) chạy tuyến từ xã Nam Thái, huyện Nam Trực đi Giáp Bát, hành trình ngày đi - về 4 lượt.
Đây là xe khách có hành trình từ Bến xe phía Nam (xã Nghĩa An, huyện Nam Trực) đi Giáp Bát, không được nối dài tuyến đi xuống các xã của huyện Nam Trực đón khách. Tuy nhiên nhà xe này vẫn cố tình cho xe chạy xuống bắt khách gây xáo trộn hoạt động vận tải, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
“Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị phản ánh lên Sở GTVT và UBND tỉnh Nam Định đề nghị được can thiệp, xử lý để những nhà xe làm ăn ổn định lâu nay như chúng tôi yên tâm kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay tình trạng trên vẫn không được giải quyết, thậm chí nhà xe còn tỏ ra thách thức coi thường pháp luật”, ông Dương bất bình.
Không chỉ ở Nam Trực, tại huyện Nghĩa Hưng, việc Sở GTVT Nam Định đồng ý cho HTX Vận tải đường bộ Quỹ Nhất (thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng) tăng số chuyến khai thác hành khách tuyến Nghĩa Hưng - Tân Lạc (Hòa Bình) và điều chỉnh giờ khai thác khiến 2 nhà xe chạy cùng tuyến này rất bức xúc.
Theo ông Lê Minh Tuấn, chủ xe khách BKS 18B - 011.65 thì xe của gia đình và xe của Công ty Vận tải du lịch 3 - 2 Hòa Bình (thuộc HTX Vận tải đường bộ Quỹ Nhất) đã khai thác tuyến ổn định từ năm 2004 đến nay, giữa 2 xe luôn giữ khoảng cách khai thác tuyến là 4 giờ và 5 giờ xuất phát, tuy nhiên ngày 27/9, Sở GTVT Nam Định lại đồng ý cho xe khách BKS 18B - 017.30 (trước đây chạy 15 ngày/tháng) tăng thêm chuyến thành 30 ngày/tháng và thay đổi giờ từ 4 giờ lên 4 giờ 10 hàng ngày.
“Việc tăng chuyển và đổi giờ cho xe khách 18B - 017.30 đã chèn vào giữa 2 xe mà chúng tôi chạy cố định lâu nay, đẩy xe gia đình từ chạy chuyến 2 (5 giờ sáng) thành chuyến 3 là không hợp lý bởi nếu tăng chuyến, điều chỉnh giờ thì phải phù hợp với quyết định công bố lịch xe xuất bến đã được quy hoạch, hoặc có tăng thì xe đó phải xuất bến sau chứ làm gì lại ưu ái cho xe chèn vào giữa 2 xe hoạt động ổn định hàng chục năm nay”, ông Tuấn bức xúc.
Được biết, Phòng Công thương huyện Nam Trực từng có văn bản chấp thuận cho HTX Vận tải Hòa Bình được nối dài tuyến từ bến xe phía Nam xuống các xã của huyện đón khách đi Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi có đơn phản ánh của nhiều nhà xe ở huyện Nam Trực, ngày 20/8/2016, Phòng Công thương huyện Nam Trực đã ra Văn bản số 20/CV-PCT hủy chấp thuận nối dài của HTX Vận tải Hòa Bình do chạy trùng giờ, trùng tuyến với nhà xe khác.
Văn bản là thế, nhưng theo phản ánh, nhà xe Liên Hùng vẫn không chấp hành mà hàng ngày vẫn cho xe về các xã đón, trả khách bình thường.
Theo tìm hiểu, việc Sở GTVT Nam Định cho tăng chuyến và điều chỉnh giờ xe khách 18B - 017.30 là không phù hợp với Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014, bởi tại mục 2, Điều 15 của Thông tư này nêu rõ: “Định kỳ trước ngày 31/3 hàng năm, Sở GTVT hai đầu tuyến thống nhất và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến trong 12 tháng tiếp theo, giãn cách chạy xe tối thiểu giữa các chuyến xe và biểu đồ chạy xe đang khai thác của từng tuyến do Sở GTVT quản lý; việc công bố phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến đã được phê duyệt”.
Chiếu theo Thông tư này việc tăng chuyến, điều chỉnh giờ phải được thực hiện trước ngày 31/3 và ổn định trong 12 tháng chứ không phải cứ có đơn đề nghị từ dưới là Sở GTVT đồng ý cho tăng chuyến, mở chuyến. Vì thế việc các nhà xe bức xúc cũng là điều dễ hiểu.
Sở GTVT Nam Định nói gì?
Lý giải thực trạng tồn tại trên, lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải phương tiện người lái (Sở GTVT Nam Định) thừa nhận việc tồn tại những bất cập trên và cho rằng thực tế này xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn.
Liên quan tới trách nhiệm quản lý theo chức năng nhiệm vụ của mình, ông Nguyễn Xuân Thao, Trưởng Phòng Quản lý vận tải phương tiện người lái (Sở GTVT Nam Định), cho biết đơn vị nhận được phản ánh của các nhà xe ở những địa bàn trên và đã yêu cầu lãnh đạo các bến, các đơn vị liên quan báo cáo.
“Chúng tôi chỉ quản lý từ bến tới bến, còn sau bến (xe ra khỏi bến) địa phương phải chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, chúng tôi không quản lý điều này. Nếu cảm thấy mất trật tự thì đề xuất chúng tôi thu hồi (các tuyến nối dài) về bến hết”, ông Thao khẳng định.
Cũng theo ông Thao, đơn vị cũng nhận được đơn của ông Lê Minh Tuấn, nhưng do ông này thuộc HTX Vận tải đường bộ Quỹ Nhất nên đã yêu cầu bến làm rõ việc này. “Việc tăng chuyến cũng xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân và do đề xuất từ dưới lên, thấy hợp lý thì chúng tôi đồng ý. Với lại 2 xe này có chạy trùng giờ đâu, cách nhau 10 phút cơ mà. Nhiều tuyến còn chạy trùng giờ nhau, tạo sự cạnh tranh, xe nào mới dịch vụ tốt thì khách lựa chọn”, ông Thao nhấn mạnh.
Tình trạng này còn có ở nhiều địa phương khác, do vậy, Bộ GTVT đã có Công văn 13480/BGTVT-VT, ngày 14/11/2016, gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ đạo tăng cường công tác quản lý vận tải hành khách, thanh tra xử lý đối với “xe dù, bến cóc”.
Trong công văn của Bộ GTVT có nội dung yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đảm bảo kinh doanh bình đẳng, đúng loại hình vận tải theo quy định, kiểm tra xử lý nghiêm đối với hành vi kinh doanh vận tải trái phép, hoạt động sai hành trình tuyến đã đăng ký, dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng quy định. Báo cáo kết quả về Bộ GTVT trước ngày 30/11.
Văn Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang