Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Năm 2011: Trên 1,8 triệu lao động sẽ được đào tạo

Thứ sáu, 11/03/2011 - 02:03

(Thanh tra)- Theo kế hoạch của ngành đào tạo dạy nghề, trong năm 2011 sẽ đào tạo tuyển sinh dạy nghề cho hơn 1.860.000 người; trong đó hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 420.000 người (tăng 16,5% so với thực hiện năm 2010); hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn.

Ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2011 như: Cơ khí điện tử, lắp máy, xúc ủi hoặc nghề hàn bậc cao, lập trình viên, kỹ thuật viên máy tính sẽ được tập trung nâng cao chất lượng.

Số liệu dự báo từ Đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề từ nay tới năm 2020 cho thấy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của một số ngành mũi nhọn sẽ khoảng 800.000 người, tập trung vào một số ngành như: Dệt may 530.000; điện lực 151.000; công nghiệp tàu thủy 50.000; lắp máy 15.000 người...

Để từng bước đáp ứng nhu cầu trên, ngành đào tạo nghề đã đề ra nhiều giải pháp như: Việc hợp tác quốc tế về dạy nghề ngày càng được mở rộng với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là với những quốc gia đang nhận lao động Việt Nam có chất lượng cao. Sự kết hợp đào tạo giữa một số trường trong nước được đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên với các cơ sở đào tạo tiên tiến của nước ngoài, nhất là một số ngành mũi nhọn, là một hướng đi đúng hiện nay.

Ông Cao Văn Sâm cho hay, trong năm 2011, hai nhiệm vụ chiến lược về đào tạo nghề sẽ được triển khai đồng bộ đó là: Đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để thực hiện tốt 2 nhiệm vụ đó, Tổng cục Dạy nghề đang hướng tới hình thức liên kết giữa các trường với doanh nghiệp để cùng hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ nhất là việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho những ngành nghề trên. Ngoài ra, đối với những ngành nghề mũi nhọn, công nghệ cao, sẽ đào tạo theo hình thức đáp ứng hợp đồng đặt hàng. Tổng cục Dạy nghề sẽ chỉ đạo mỗi tỉnh có một trường có năng lực đào tạo ít nhất 2 nghề đạt chuẩn quốc gia phục vụ nhu cầu của thị trường lao động địa phương bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Năng lực quản lý dạy nghề của cán bộ các cấp cũng sẽ được ngành quan tâm bằng việc thành lập phòng quản lý dạy nghề ở các sở LĐ-TB&XH chưa có, bổ sung cán bộ có năng lực cho phòng quản lý dạy nghề còn yếu ở các sở LĐ-TB&XH. Bên cạnh đó, ngành đào tạo nghề cũng có kế hoạch phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại các tỉnh vùng Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, các tỉnh khó khăn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền, địa phương.

Chưa hết, Tổng cục Dạy nghề còn quan tâm tới việc đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và trình độ kỹ năng nghề; áp dụng chương trình đào tạo giáo viên, giảng viên dạy nghề của các nước phát triển; định kỳ 3 - 5 năm giáo viên, giảng viên dạy nghề được bồi dưỡng, cập nhật phương pháp đào tạo, công nghệ, kỹ thuật mới và đi thực tế sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài nước.

Tổng cục Dạy nghề cũng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Cụ thể, sẽ mời một cơ quan kiểm định nước ngoài tới đánh giá, thẩm định chất lượng dạy nghề độc lập để công nhận chất lượng nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Điều này sẽ giúp lao động Việt Nam có thêm cơ hội việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng hơn với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Minh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm