Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mòn mỏi chờ điện

Thứ bảy, 06/09/2014 - 14:04

(Thanh tra) - Hơn 10 năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn) và xã Ea Phê (huyện Krông Pắk) phải sống trong cảnh thắp đèn dầu nhìn điện. Cuộc sống của họ gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Đường dây điện tự phát chằng chịt, thấp lè tè, được chăng sơ sài ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường. Ảnh: Quỳnh Anh

Buôn Ea Su, xã Ea Phê (huyện Krông Pắk) được thành lập từ năm 2006, hiện có 113 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu sinh sống. Dù chỉ cách trung tâm xã khoảng 5km, nằm ngay trên tuyến đường liên huyện, thị xã Buôn Hồ, nhưng nhiều năm nay người dân Buôn Ea Su vẫn phải sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước sạch. Để có điện sử dụng, bà con trong buôn phải mua lại điện ở các thôn lân cận, tự đầu tư trụ, đường dây kéo điện về nhà với chi phí khá cao từ 6 - 8 triệu đồng/hộ.

Bà Lý Thị Béo, người dân trong buôn cho biết, do khoảng cách từ trạm biến áp tới nhà các hộ dân khá xa nên điện rất yếu, thường không đủ chạy thiết bị quạt, ti vi, nấu cơm… Chưa kể nhiều hộ còn sử dụng nguồn điện này để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên thường xuyên xảy ra tình trạng chập cháy dây điện, máy bơm nước của người dân trong buôn.

Chị Nguyễn Thị Vui, đến sinh sống ở buôn vào năm 2005, không giấu nổi buồn rầu: Kể từ khi tôi vào đây sinh sống là ngần ấy năm gia đình tôi không có điện sinh hoạt, phải sử dụng bình ắc quy, một tháng tiêu tốn từ 200.000 - 300.000 đồng tiền sạc bình.

Không chỉ “khát” điện, hầu hết các hộ dân ở đây đều không có nước sạch để sinh hoạt. Ở nhà cộng đồng văn hóa của buôn có đặt một bồn chứa nước giếng khoan để bán nước cho người dân với giá 7.000 đồng/m3, nhưng… lúc có, lúc không.

Anh Y Thanh, công an viên buôn Ea Su cho biết, là buôn còn nhiều khó khăn với gần 50% hộ nghèo, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền xã, huyện, ngay cả trong các cuộc tiếp xúc cử tri lần nào người dân cũng bày tỏ ý kiến lên các cấp chính quyền về việc đầu tư điện thắp sáng nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. “Bản thân gia đình tôi nhiều năm nay chỉ sử dụng đèn dầu để thắp sáng vì chi phí sử dụng máy phát điện và bình ắc quy tương đối cao”, anh Y Thanh nói.

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột chỉ 20km, nhưng xã Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn) có tới 6/12 thôn vẫn chưa có điện sinh hoạt. Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Cuôr Knia cho biết, xã thuộc khu vực II của Tây Nguyên, nằm trong diện tích quy hoạch điện. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay, xã vẫn còn 6 thôn chưa có điện sinh hoạt là: Ea Knin, thôn 7, 8, 11, 2 và thôn Sình Mây. 6 thôn này có hơn 3.000 nhân khẩu, 100% dân cư là người dân tộc thiểu số, cuộc sống của người dân còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 33%.

Ông Thanh than thở: Thiếu điện, người dân không chủ động trong việc tưới tiêu cho cây trồng, những hộ chăn nuôi thì không được tiếp cận những biện pháp khoa học kĩ thuật. Học sinh phải học tập trong điều kiện không bảo đảm ánh sáng, không được sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, đặc biệt là môn tin học. Thiếu điện, công tác tuyên truyền vận động nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn vì không thể lắp đặt hệ thống truyền thanh tại các thôn, hệ thống thông tin liên lạc bị hạn chế nên việc xử lý ngăn chặn các vụ việc không kịp thời.

Để có điện sử dụng, người dân xã Cuôr Knia đã lợi dụng sức nước của các con suối để xây lắp tua - bin phát điện nhỏ. Ảnh: Quỳnh Anh

Em Lã Thị Uyên, học sinh lớp 6, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: “Chiều đi học về là em phải tranh thủ làm bài tập luôn vì buổi tối không có điện. Những lần bận phụ ba mẹ làm việc nhà là sáng hôm sau lên lớp vẫn chưa hoàn thành bài tập về nhà”.

Để có điện chiếu sáng tạm thời, người dân ở đây đã lợi dụng sức nước của các con suối để xây lắp tua - bin phát điện nhỏ. Mặc dù không mất chi phí sử dụng hằng tháng nhưng việc sử dụng điện theo cách này ẩn chứa nhiều rủi ro nhất là khi Đắk Lắk đang bước vào mùa mưa, nguy cơ rủi ro từ những tua-bin này lại càng tăng cao.

Theo ghi nhận của phóng viên, để có điện sử dụng, một số hộ dân phải kéo điện từ xã Ea M’nang (huyện Cư M’gar) với mức chi phí cao. Kéo theo đó là hệ thống những đường dây điện tự phát chằng chịt, thấp lè tè, được chăng sơ sài trên những cây gỗ băng qua rẫy cà phê, luôn ẩn chứa những hiểm họa khôn lường.

Ông Nông Đức Hồng, Trưởng thôn Sình Mây bức xúc: “Người dân trong thôn khốn khổ vì điện nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần xuống địa bàn khảo sát, quy hoạch kéo điện về cho dân. Tuy nhiên, việc quy hoạch lưới điện cho 6 thôn ở đây chắc đều đang nằm trên giấy”.

Để người dân yên tâm sinh sống và phát triển sản xuất, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng có liên quan cần sớm đầu tư mạng lưới điện ổn định, an toàn cho người dân

Quỳnh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm