00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mở rộng quyền lợi hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ

Trần Trung

Thứ hai, 30/08/2021 - 08:20

(Thanh tra) -Nhiều quy định mới có lợi cho người lao động (LĐ) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được quy định tại Thông tư 06 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9.

Từ ngày 1/9 tới, nhiều quy định mới liên quan đến quyền lợi của người LĐ tham gia BHXH bắt buộc, nhất là LĐ nữ như: các chính sách trợ cấp một lần, bảo vệ sức khỏe người LĐ, vấn đề sức khỏe sinh sản cho LĐ nữ… sẽ chính thức có hiệu lực.Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

Thêm trường hợp chồng được hưởng trợ cấp khi vợ sinh con

Theo Thông tư 59/2015, người chồng được nhận trợ cấp một lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong hai trường hợp sau: 1) Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng từ đủ sáu tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con; 2) Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Thông tư 06 đã bổ sung một quy định quan trọng làm rõ trường hợp LĐ nào được hưởng loại trợ cấp này.

Theo đó, người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, mà người cha đã đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo mức trợ cấp một lần = hai tháng lương cơ sở/con.

Như vậy, trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH mà người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng đóng BHXH đủ sáu tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai tháng lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ngoài ra, Thông tư 06 cũng bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với LĐ nam khi vợ sinh con. Theo đó, nếu nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.

Việc bổ sung quy định này nhằm làm rõ quy định về trợ cấp một lần khi sinh con tại Điều 38 Luật BHXH năm 2014.

Anh Phan Quốc Vinh 35 tuổi (Quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Quy định chồng được nghỉ thai sản và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con là rất hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người LĐ tham gia BHXH bắt buộc, cả nữ lẫn nam. Nhất là trong trường hợp người vợ tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hoặc vợ không tham gia BHXH bắt buộc”.

Ngoài ra, Thông tư 06 có nhiều sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người LĐ tham gia BHXH bắt buộc so với Thông tư số 59/2015, đặc biệt là các chính sách liên quan đến sức khỏe sinh sản của LĐ nữ.

Về điểm mới trong thời gian hưởng chế độ thai sản đối với LĐ nữ được nêu cụ thể tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư 06 quy định, nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

Trong khi theo Khoản 3, Điều 10 Thông tư 59 đang áp dụng hiện hành thì chế độ thai sản chỉ được giải quyết đối với trường hợp khi sinh con và con còn sống.

Tăng quyền lợi về bảo đảm sức khỏe người LĐ

Bên cạnh đó, Thông tư 06 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 59 theo hướng tạo thuận lợi cũng như tăng thêm quyền lợi về bảo đảm sức khỏe cho người LĐ thông qua các mức hưởng chế độ ốm đau.

Ảnh minh họạ. Nguồn Internet

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 06, người LĐ tham gia BHXH bắt buộc khi bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn LĐ), nghỉ việc chăm con dưới bảy tuổi bệnh từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên cơ sở mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thậm chí, nếu các tháng liền kề tiếp theo người LĐ vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Hiện nay, mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng người LĐ nghỉ bệnh.

Những sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách đối với người LĐ theo hướng bảo đảm sức khỏe cũng như quyền lợi của người LĐ đang được nhiều người quan tâm.

Chị Nguyễn Trúc Quỳnh Phương (quận Cầu Giấy, Hà Nội), hiện đang tạm ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cho biết, chị rất mừng vì nhiều chính sách liên quan đến quyền lợi người LĐ, nhất là quyền lợi LĐ nữ được hoàn thiện dần, phù hợp với thực tế. Việc này đã tạo niềm tin cho người LĐ vào sự bảo vệ của pháp luật đối với các chính sách về LĐ.

Có thể thấy, chế độ chính sách đối với người LĐ, nhất là LĐ tham gia BHXH bắt buộc gắn liền với quyền lợi thiết thân của người LĐ. Do đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người LĐ chính là góp phần nâng cao chất lượng sống cho họ, tạo sự tin tưởng và gắn bó hơn của người LĐ đối với doanh nghiệp của mình.

Thêm một đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Một điểm mới quan trọng nữa được quy định tại Thông tư 06 là bổ sung một đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc.

Đó là: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng LĐ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì tham gia BHXH bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.

Tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH quy định người LĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng LĐ không xác định thời hạn, hợp đồng LĐ xác định thời hạn, hợp đồng LĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ ba tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng LĐ được ký kết giữa người sử dụng LĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về LĐ.

- Người làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ một tháng đến dưới ba tháng.

Như vậy, trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà đồng thời là người làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ một tháng đến dưới ba tháng, hợp đồng LĐ không thời hạn… thì được tham gia BHXH bắt buộc theo nhóm đối tượng người LĐ làm việc theo hợp đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Từ luật đến đời sống – Những mô hình giữ lửa yêu thương

Từ luật đến đời sống – Những mô hình giữ lửa yêu thương

(Thanh tra) - Không có mái ấm nào thực sự trọn vẹn nếu thiếu đi sự tôn trọng và an toàn cho mọi thành viên. Hiện thực ấy đã thôi thúc những người làm công tác cộng đồng, cán bộ hội, luật sư và cả những nạn nhân từng chịu tổn thương cùng chung tay hành động. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2022) đã đi vào cuộc sống, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các mô hình phòng ngừa và can thiệp kịp thời, hiệu quả, góp phần gìn giữ sự yên ấm cho hàng trăm nghìn gia đình.  

Ngọc Diễm

10:03 27/04/2025
Vĩnh Phúc: Tích cực khắc phục hậu quả vụ xe khách lật khiến 3 người chết ở Tam Đảo

Vĩnh Phúc: Tích cực khắc phục hậu quả vụ xe khách lật khiến 3 người chết ở Tam Đảo

(Thanh tra) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào sáng 26/4 tại km 19 + 250 (đường lên thị trấn Tam Đảo) khiến 3 người tử vong và nhiều người bị thương nặng. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả và điều tra nguyên nhân vụ việc.

Chính Bình

21:16 26/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm