Theo dõi Báo Thanh tra trên
Linh Chi
Thứ sáu, 01/12/2023 - 21:42
(Thanh tra)- “Ăn uống vỉa hè” trở thành một hình ảnh quen thuộc trong nếp sống của một số bộ phận người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Tuy vậy, đằng sau những món ăn hấp dẫn ấy là vấn đề “vệ sinh an toàn thực phẩm” cùng bài toán “mỹ quan đô thị” thường ít người quan tâm, để ý.
Các quán ăn vỉa hè thường có chỗ ngồi rất chật, giấy, rác thừa vất thẳng xuống vỉa hè, lề đường gây mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Linh Chi
Cẩn trọng khi lựa chọn quán ăn vỉa hè
Theo quan sát của phóng viên tại một số quán ăn vỉa hè ở quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa... của TP Hà Nội, vào tầm tối muộn, đa số đồ ăn ở quán đều không được che chắn, thực phẩm sống - chín tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói, bụi đường phố khiến các món ăn dễ nhiễm vi khuẩn.
Ngoài ra, một số người bán hàng dùng tay trần trong quá trình chế biến món ăn dẫn đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh và các bệnh chuyển hoá thực phẩm. Thêm vào đó, nhiều hàng quán không bố trí thùng đựng rác cùng với ý thức của một số thực khách nên giấy ăn, thức ăn thừa rơi vãi xung quanh chỗ ngồi, lan cả khắp vỉa hè. Thậm chí, chỗ tập kết rác thải sát cạnh bàn ăn, khu vực nấu khiến nhiều tuyến phố trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.
Chị M.H.N (23 tuổi, quận Hai Bà Trưng) là "tín đồ" của thực phẩm vỉa hè nói: “Mặc dù nhận thức được tiềm ẩn nguy hại tới sức khỏe, nhưng khuất mắt trông coi nên bản thân thường bỏ qua. Với mình, đôi khi ăn uống vỉa hè không đáng lo, thức ăn chỉ cần hợp khẩu vị và giá cả phù hợp với túi tiền là được.”
Tại một số quán ăn tối vỉa hè trên phố Hàng Đậu, phố Hàng Giấy, phố Nguyễn Thiệp thuộc quận Hoàn Kiếm không có bồn rửa chén bát, khách hàng ăn xong nhân viên tập kết bát dưới vỉa hè, lòng đường, bên cạnh là một, hai thùng chứa nước... Đặc biệt, nước từ thức ăn thừa được người dọn trực tiếp rửa và đổ nước xuống lòng đường, gây ra ô nhiễm môi trường.
Một số hàng quán vỉa hè khác có bồn rửa chén bát, tuy nhiên không chú trọng vệ sinh thường xuyên nên các cặn bẩn bám đen, ố mốc xung quanh các đồ dùng chế biến tạo môi trường sinh sôi vi khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Lý giải cho hành động trên, anh P.K.H (39 tuổi) chủ quán ăn vỉa hè tại quận Hoàn Kiếm cho biết, nguồn vốn kinh doanh hạn chế, không gian phía trong rất chật hẹp không đủ diện tích để chế biến và nấu món ăn. Bởi vậy quán tận dụng thêm không gian vỉa hè để vừa chuẩn bị nguyên liệu và làm nơi dọn rửa.
Cần hiểu, biết và phòng tránh ngộ độc thực phẩm
TS Lưu Quốc Toản - Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y tế Công cộng cho biết: “Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh khiến ngộ độc thực phẩm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là: Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài… các triệu chứng khác liên quan đến ngộ độc hoá chất như tác động về thần kinh, hoặc làm giảm chức năng gan, thận. Ngộ độc thực phẩm có thể tác động không tốt tới nhiều cơ quan khác của cơ thể cùng một lúc, hoặc có thể dẫn tới mắc bệnh mãn tính như ung thư do sử dụng lâu dài các nguồn thực phẩm có chứa hoá chất độc, đặc biệt là các độc tố vi nấm có từ thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo điều kiện an toàn”.
Để giảm thiểu những tác nhân có hại liên quan đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ các quán ăn vỉa hè, TS Lưu Quốc Toản nhấn mạnh, theo quy định, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố cần bố trí ở điểm cách xa các nguồn ô nhiễm. Thức ăn nhanh, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh... Nơi chế biến, bán thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Cơ sở kinh doanh cần có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với thức ăn nhanh, thực phẩm chín. Nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm an toàn theo quy định. Người bán thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chế biến tại chỗ cần đủ nước để dùng trong chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh môi trường tại nơi kinh doanh. Đồng thời, nguồn nước cần được kiểm tra đánh giá định kỳ, để đảm bảo chất lượng an toàn về vệ sinh theo yêu cầu.
Về phía người tiêu dùng, thực khách cần thông thái chọn mua tại các cơ sở uy tín, có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh các cơ sở bán hàng gần khu tập trung rác, cống nước thải lộ thiên, dụng cụ chế biến không đủ, người chế biến không đảm bảo các điều kiện cơ bản về vệ sinh cá nhân… nhằm loại bỏ các trường hợp không mong muốn về sức khỏe.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hành chính và nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và đạo đức công vụ.
Bùi Bình
13:49 06/12/2024(Thanh tra) - Sáng 03/12/2024, Công an Tp. Hải Phòng phối hợp với Chi nhánh khí Hải Phòng (PV GAS HAI PHONG) thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (CNCH) cấp thành phố năm 2024. Buổi diễn tập diễn ra tại Kho LPG Đình Vũ, nằm trong Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, Hải Phòng.
BB
09:47 06/12/2024Bùi Bình
22:22 05/12/2024Phương Anh
20:39 05/12/2024Trần Quý
Kim Thành
Vũ Linh
Hương Giang
Lê Phương
Trần Quý
Hải Viên
Phương Hiếu
Trần Quý
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Uyên Uyên
Nam Dũng