Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lời giải của bộ trưởng để hồi sinh các “dòng sông chết”

Hương Giang

Thứ ba, 04/06/2024 - 13:43

(Thanh tra) - Giải pháp nào để hồi sinh các “dòng sông chết” là một trong những vấn đề được đại biểu đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, sáng 4/6.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn về hồi sinh các "dòng sông chết". Ảnh: P.Thắng

Sẽ thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị bộ trưởng cho biết giải pháp và kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc hồi sinh các “dòng sông chết” do ô nhiễm trầm trọng, trong đó có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải?

Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói các dòng sông Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy, Cầu… đang ô nhiễm nặng.

Thời gian qua, theo ông Khánh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã tích cực nhưng “cải tạo chưa được bao nhiêu” do chưa khắc phục được việc xả thải của cụm công nghiệp và làng nghề.

Cạnh đó, nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom, xử lý xả thải, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội chưa đảm bảo. Hiện Hà Nội đang quy hoạch các nhà máy xử lý nước thải ở Long Biên và Gia Lâm.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương)

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị các địa phương chung tay xử lý nước thải đồng bộ để tạo dòng chảy, lưu thông. Bởi, có thời điểm kênh Bắc Hưng Hải “bị treo”, nước sông Hồng không thể chảy vào

Về trách nhiệm của bộ, ông Khánh khẳng định sẽ tham mưu Chính phủ, báo cáo Quốc hội cân đối nguồn lực, xử lý các dòng sông ô nhiễm, đặc biệt là tìm giải pháp khôi phục dòng chảy.

“Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông, để điều hành điều phối vấn đề này”, ông Khánh nói.

Cần bao lâu để xử lý tổng thể các “dòng sông chết”

Chưa hài lòng, phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) nêu, theo trả lời của bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn.

Ông đề nghị làm rõ trách nhiệm của bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

Về trả lời của bộ trưởng để xử lý các “dòng sông chết” cần thời gian và nguồn lực, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị bộ trưởng làm rõ cần thời gian bao lâu và việc xây dựng, triển khai đề án về nguồn lực để xử lý tổng thể tình trạng ô nhiễm các dòng sông hiện nay?

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn tỉnh Nam Định)

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn tỉnh Nam Định) nói: Nam Định cũng như các tỉnh nằm ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa đạt tiêu chuẩn xả vào.

Bà dẫn lại báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nước thải từ đô thị làng nghề, nước thải công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải phát sinh, trong khi đó tỷ lệ nước thải thu gom đạt tỷ lệ thấp.

Đề nghị bộ trưởng nêu rõ đánh giá về tình trạng nơi nào xả thải càng nhiều, việc xử lý nước thải càng ít? Tình trạng đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm? Bà Hoa chất vấn.

Ngoài giải pháp thành lập Ủy ban Lưu vực sông, đại biểu đề nghị cho biết Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết tình trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ - Đáy như thế nào?

Sẽ đánh giá sức chịu tải của các dòng sông

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, đặc biệt là các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm chưa được cải thiện.

Nguồn thải của Hà Nội vào sông Nhuệ - Đáy chiếm 65%, trong đó có khoảng 1.982 nguồn xả từ các cơ sở ở làng nghề; 1.662 nguồn xả từ cơ sở sản xuất kinh doanh, 39 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường hệ thống quan trắc môi trường trên sông Nhuệ - Đáy với 5 điểm quan trắc môi trường tự động, 42 điểm quan trắc định kỳ. Các điểm có nguy cơ xả thải lớn sẽ được quan trắc thuyền xuyên, kết nối dữ liệu online.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng

Thời gian tới, ông Khánh khẳng định, bộ sẽ đánh giá sức chịu tải của các dòng sông và sẽ trao đổi với các địa phương để giải pháp xử lý phù hợp.

Về thu gom, xử lý chất thải tạo dòng chảy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần có kế hoạch, sự vào cuộc của tất cả các địa phương. Các địa phương tuyên truyền vận động nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp chung tay bảo vệ.

“Bởi kiểm tra, giám sát nhiều đến mấy cũng không xuể”, ông Đặng Quốc Khánh và nhấn mạnh thêm, thời gian tới, đầu tư công cũng cần quan tâm tới nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải.

Về tranh luận của đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Bộ trưởng cho biết nêu lại các giải pháp, trong đó có hoàn thiện thể chế.

Theo ông, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an đã phối hợp với địa phương thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều vi phạm. Bộ cùng với địa phương cũng tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát.

Dù vậy, “dòng sông vẫn ô nhiễm và càng ngày càng nặng hơn”, ông Khánh nói, các khu dân cư càng ngày càng lấp đầy quanh các sông Nhuệ, Đáy, Cầu, Bắc Hưng Hải. Nước thải sinh hoạt ngày nay không giống như trước, có hóa chất, dầu gội đầu, nước rửa chén bát... Vì vậy, cần tạo dòng chảy để hòa tan.

Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân, ông Khánh cho biết, bộ đang xây dựng đề án thí điểm xử lý vấn đề ô nhiễm với dòng sông Bắc Hưng Hải và Nhuệ - Đáy.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm