Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lao động “chui” tại Angola: Báo động những cái chết được biết trước

Thứ hai, 12/10/2015 - 09:44

Mặc dù biết rõ thị trường lao động Angola phần lớn không được cấp phép, tình hình an ninh, môi trường hết sức nguy hiểm nhưng các lao động nghèo của Nghệ An - Hà Tĩnh vẫn bất chấp liều mình sang xứ người và đã chuốc lấy những cái chết thương tâm.

Trong ngôi nhà đơn sơ, thân nhân chờ đợi thi hài anh Lê Văn Quế.

Một ngày, hai đám tang lao động Angola cùng xã

Mấy ngày nay, chị Loan - ở thôn Linh Trung, xã Xuân Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nằm liệt giường, trong khi thân nhân chuẩn bị đón thi hài chồng chị là anh Lê Văn Quế từ Angola trở về. Cách đây 1 năm rưỡi, anh Quế theo người thân bay sang Angola làm phụ hồ. Công việc hết sức vất vả, lại không ổn định, bị nợ lương nên anh chưa gửi được đồng nào về cho vợ con. Sớm 4.10, vừa mở cửa phòng trọ để đi mua nước uống, anh Quế bắt gặp hai tên cướp da đen súng lăm lăm trong tay đòi tiền. Lục lọi trong người anh không thấy gì, hai tên này cướp điện thoại, rồi bắn anh một phát xuyên qua đùi. Anh Quế được mọi người đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong vào 11h30’ cùng ngày vì mất máu cấp, ở tuổi 32. Hoàn cảnh anh Quế hết sức khó khăn, vợ làm công tác hội địa phương, con nhỏ, lương ba cọc ba đồng, mới làm được căn nhà tạm bé xíu lợp ngói phibroximăng. Để đưa thi thể anh về quê với chi phí lên tới hàng chục nghìn USD, Đại sứ quán Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng người Việt đóng góp. Dự kiến trong chiều 11.10, thi hài anh Quế sẽ được đưa về quê.

Cùng trong ngày 11.10, tại thôn Lâm Phú, thân nhân tổ chức lễ truy điệu và mai táng anh Trần Văn Thắng (SN 1997), bị một người đồng hương đánh tử vong tại Angola. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Chung kể trong nước mắt: “Sáng 8.9, chồng tôi đi làm về, không thấy nồi nấu ăn, được biết người hàng xóm ở nhà trọ gần đó là anh Trần Văn Hiệp mượn về, chồng tôi nói anh Hiệp đưa nồi trả. Hiệp dọa: “Mi nói lăng nhăng tau đập chết đó”. Tưởng Hiệp nói đùa, anh Thắng nói: “Mi cứ sang đây mà đập”. Thế là Hiệp cầm thanh sắt đi sang. Chồng tôi đang lúi húi nấu ăn, bị Hiệp đập hai nhát vào đầu tử vong”. Hoàn cảnh khó khăn, hai con nhỏ gửi ở quê cho người thân, vợ chồng sang Angola làm lao động chui đang nợ nần nhiều, không có tiền đưa thi hài chồng về nước, chị Chung đành thiêu xác chồng, rồi đưa tro cốt về. Hiệp vốn là người cùng xóm với vợ chồng chị Chung ở xã Xuân Liên. Hiện nay Hiệp đã bị cảnh sát sở tại bắt giam, chưa biết sẽ bị xử lý như thế nào.

Liều mạng nơi xứ người

Ông Hoàng Xuân Lý - bố vợ anh Lê Văn Quế cho hay: Ở Xuân Liên nhiều người đi Angola làm lao động (LĐ) chui, nhưng môi trường làm việc bất an, nguy hiểm, nhiều người đã phải bỏ về với hai bàn tay trắng để bảo toàn tính mạng. “Bên đó điều kiện làm việc, ăn ở hết sức thiếu thốn, kham khổ, sốt rét ác tính hoành hành, đặc biệt nguy hiểm là các toán cướp có vũ trang lộng hành, nếu không cướp được là chúng bắn luôn”, một thân nhân của anh Lê Văn Quế nói. Hỏi tại sao biết vậy mà vẫn đi, ông Hoàng Xuân Lý nói: “Thì nhà nghèo, đất đai không có, hoàn cảnh khó khăn, tưởng đi xuất khẩu LĐ kiếm vốn về làm ăn, nên liều. Vì vậy, nhiều người tán gia bại sản, thậm chí phải bỏ mạng nơi xứ người”. Ngày 6.9, anh Nguyễn Viết Tuấn, SN 1968, quê quán Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã chết tại Bệnh viện Prenda (Angola) do sốt rét ác tính. Được biết, do hoàn cảnh khó khăn anh Tuấn vừa sang Angola tìm việc làm được hơn 1 tháng, chưa có lương. Đại sứ Đỗ Bá Khoa kêu gọi mọi người chung tay quyên góp giúp đỡ mang thi thể anh Tuấn về quê.

Từ đầu năm đến nay, đã có hàng chục LĐ quê Nghệ An - Hà Tĩnh tử vong tại Angola, chủ yếu do các nguyên nhân như bị sốt rét ác tính, tai nạn LĐ, bị cướp bắn, đánh nhau... Hầu hết các LĐ này đều có hoàn cảnh khó khăn, thiếu hiểu biết, tin lời các “cò” LĐ nên đã vay mượn hàng trăm triệu đồng đưa cho “cò”. Một số khác đi theo người thân quen. Nhiều LĐ về nước kể lại, sang Angola, ngoại ngữ không biết, nghề nghiệp chuyên môn không có nên chỉ làm các việc chân tay như phụ hồ, bốc vác... Lại thuộc diện LĐ “chui” nên không có bảo hiểm, không được pháp luật bảo vệ, nếu ốm đau thì chi phí điều trị hết sức tốn kém, đại đa số người LĐ đều vất vưởng. Tình trạng mất an toàn LĐ, nợ, quỵt lương diễn ra tương đối thường xuyên.

Khi được hỏi về tình trạng LĐ chui, một lãnh đạo ngành thương binh xã hội tại Nghệ An thú thật là không thể nắm được, vì cơ quan nhà nước chỉ nắm số liệu các LĐ đi theo đường chính ngạch. Do đó, thông tin về LĐ “chui” gặp nạn tại nước ngoài chủ yếu nắm qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trước thực trạng này, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người LĐ hãy tìm hiểu kỹ thị trường LĐ, tuyệt đối không đi theo con đường bất hợp pháp vì độ rủi ro rất cao.

Theo Quang Đại/LĐO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm