Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làng rèn Đa Sĩ bền bỉ lưu giữ nghề xưa

Thứ ba, 07/03/2017 - 10:59

(Thanh tra)- Người nước ngoài được trải nghiệm và tự tay làm ra một sản phẩm rèn tại làng nghề Đa Sĩ. Mỗi sản phẩm hoàn thành là một lần giới thiệu, quảng bá hình ảnh về làng nghề, đất nước, con người Việt Nam. Đây là cách làm sáng tạo từ một hộ sản xuất tại Đa Sĩ, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Ông Chinh đang cầm tay chỉ việc cho “học viên” người nước ngoài. Ảnh: HO

Thay đổi để lưu truyền tiếng thơm

Thời gian gần đây, nhiều người đi qua khu vực làng nghề Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông đều không khỏi bất ngờ, lạ mắt trước hình ảnh những người nước ngoài cần mẫn, say mê học nghề làm dao, kéo của hộ ông Hoàng Văn Chinh.

“Đó là những người khách du lịch dài ngày hoặc sinh sống làm việc ở Việt Nam. Ban đầu họ dừng lại như muốn tìm hiểu cách gia công dao, kéo bằng thủ công, sau đó ngỏ ý muốn tôi dạy lại cách gia công và trực tiếp trải nghiệm trên một sản phẩm. Cứ người nọ học làm xong rồi mách người kia, đến nay, sau khoảng 2 năm tôi đã dạy nghề cho vài trăm người nước ngoài”, ông Chinh, chủ hộ sản xuất lâu năm tại làng nghề Đa Sĩ chia sẻ.

Phải mất vài lần đi lại, chúng tôi mới “bắt” được đúng lịch một khách nước ngoài đang thao tác học nghề. Qua phiên dịch, vị khách người Đức miêu tả, dù đến từ quốc gia có nền công nghiệp rất phát triển, cũng đã đi du lịch khá nhiều nước, nhưng quyết định dừng chân ở Việt Nam lâu hơn, vì muốn trải nghiệm việc tự tay làm ra một sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề Đa Sĩ. Đây là nét đẹp mà các bạn nên lưu giữ vì nó là văn hóa của làng nghề lâu đời mà không nhiều nơi có được.

PV tận mắt chứng kiến cảnh khách nước ngoài tự tay thao tác từ công đoạn rèn dao, vót cán dao cho đến mài dao. Sau khoảng 2 tiếng được cầm tay, chỉ việc thì thành phẩm đem lại dù chưa thật hoàn chỉnh nhưng cũng đạt yêu cầu.

Theo các cụ cao niên trong làng, Đa Sĩ có truyền thống rèn dao kéo rất nhiều năm, sản phẩm đạt đến độ tinh xảo và nổi tiếng khắp cả nước. Tên của làng cổ ban đầu là Huyền Khê, đếnthếkỷ XVII - XVIII trở đi, làng còn có tên là Đan Sĩ - xuất phát từ thời kỳ có nghề làm thuốc (đan chính là cách gọi khác của thuốc). Sauđó, giai đoạn làng có nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan thì làng mới có tên là Đa Sĩ như ngày nay (đa là nhiều, sĩ làquan, tiến sĩ được đỗ đạt làm quan).

Phó Chủ tịch Hội Làng nghề Đa Sĩ - nghệ nhân Đinh Công Đoán nhận định, có thể chính những vị khách nước ngoài đến từ các nền công nghiệp phát triển, nơi quen với các loại máy móc hiện đại lại thích và muốn trải nghiệm cách làm thủ công như tại hộ ông Chinh. Hoạt động này cũng giúp quảng bá tốt cho hình ảnh và thương hiệu làng nghề truyền thống Đa Sĩ. Không chỉ hộ ông Chinh mà Hội Làng nghề cũng đã, đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn khách du lịch tham quan, trải nghiệm các hoạt động thao diễn, gia công tại các cơ sở làm nghề lâu đời của các nghệ nhân trong làng.

Làng nghề cổ cần sớm có khu sản xuất tập trung để phát triển

Nghệ nhân Đinh Công Đoán chia sẻ, xuất phát từ hợp tác xã cơ khí từ những năm 1960, mô hình làng nghề truyền thống rèn đến khoảng năm 1984 đưa về sản xuất ở quy mô hộ gia đình... Đến thời điểm này, tổng số các hộ tham gia hội viên của Hội Làng nghề là trên 1.000, tính tổng số hộ làm nghề trong làng vào khoảng 1.400 hộ, tương đương với khoảng 70% dân số địa phương.

“Ngày xưa làm nghề chủ yếu là rèn, chế tác các loại dụng cụ để đánh giặc, nay thời hiện đại thì phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Hiện chúng tôi đang rà soát để tham gia khu làng nghề tập trung, hy vọng với hướng xây dựng khu làng nghề tập trung của Đa Sĩ sẽ được UBND TP Hà Nội, các cấp ngành quan tâm, sớm xây dựng và đưa vào hoạt động, cùng với việc đưa máy móc, thiết bị khoa học kĩ thuật để thay thế các công đoạn gia công nặng nhọc bằng sức người, sẽ giúp nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm làng nghề truyền thống”, nghệ nhân Đinh Công Đoán hy vọng.

Với ông Chinh, chủ hộ sản xuất và những người con - thế hệ sẽ tiếp bước nghề rèn tương lai của Đa Sĩ, họ có chung mong muốn, khu làng nghề tập trung rộng lớn sớm đi vào hoạt động để giải quyết tiếng ồn, ô nhiễm đang xảy ra khi hầu hết các hộ làm nghề đang gia công ở ngay trong khu dân cư. Để họ có thêm động lực lưu giữ nghề cổ của ông cha, cái nghề đem lại đời sống sung túc cho phần lớn người con Đa Sĩ và duy trì nét văn hóa làng nghề đặc trưng của Việt Nam.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm