Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 09/02/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh tế - xã tiếp tục được duy trì phát triển ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sớm ổn định trở lại và gia tăng nhu cầu tuyển dụng, thời gian tới thị trường lao động sẽ tiếp tục đà phục hồi.
Ảnh minh họa: Internet
Tổng hợp báo cáo từ tổ chức công đoàn các địa phương cho thấy, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước có hơn 95% người lao động trở lại làm việc. Do vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp diễn ra bình thường trở lại.
Cũng theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình quan hệ lao động dịp Tết 2023 cơ bản ổn định, ít xảy ra các vụ tranh chấp và ngừng việc. Các cấp công đoàn đã chủ động thực hiện, phối hợp với các chính quyền các cấp làm tốt việc phòng ngừa tranh chấp lao động trước Tết, nhờ đó số cuộc ngừng việc tập thể giảm so với dịp Tết năm 2022.
Còn theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, sau Tết Nguyên đán, tình hình kinh tế - xã tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sớm ổn định trở lại và gia tăng nhu cầu tuyển dụng, thời gian tới, thị trường lao động sẽ tiếp tục đà phục hồi.
Mặc dù vậy, Bộ LĐTB&XH cho biết, nhìn tổng thể, thị trường lao động nước ta vẫn dư thừa lao động và phát triển không đồng đều; cung lao động còn nhiều bất cập; số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp. Việc kết nối cung - cầu lao động còn hạn chế, vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu cục bộ ở một số địa phương, khu vực, ngành nghề.
Tổ chức dịch vụ việc làm hoạt động chưa thống nhất, tính chuyên nghiệp chưa cao. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa thật sự có sự kết nối về thông tin trên phạm vi giữa các ngành, vùng, trên cả nước. Cơ sở dữ liệu về thị trường lao động chưa được cập nhật thường xuyên, có độ trễ lớn. Những tháng cuối năm 2022, bên cạnh các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53 nghìn lao động mất việc thì các doanh nghiệp khác vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động trên 300 nghìn người.
Đáng lưu ý, Bộ LĐT&XH nhận định, trong quý I và quý II/2023, thị trường tiếp tục ghi nhận sự thiếu hụt về lao động.
Tình trạng thiếu hụt lao động trong quý I và quý II năm nay chủ yếu diễn ra ở những ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, giày da, túi xách; một số ngành nghề có mặt hàng xuất khẩu và chủ yếu là ở doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp dân doanh và khu vực Nhà nước sẽ không thiếu lao động.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, tình trạng thiếu lao động chủ yếu ở các doanh nghiệp phía Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… Các doanh nghiệp sử dụng lao động chất lượng cao, lao động có tay nghề cần tuyển mới khoảng 400.000 lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải dự báo được nhu cầu việc làm và điều tiết thị trường lao động.
Thống kê của Bộ LĐTB&XH cũng cho thấy, tới hết năm 2022, cả nước có 528 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, tập trung ở các ngành nghề: Dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí công nghiệp phụ trợ... Tại các doanh nghiệp này, có hơn 637.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 53.000 người bị mất việc, còn lại chủ yếu là giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng.
Về vấn đề này, theo các chuyên gia kinh tế, các ngành chức năng cần đẩy mạnh rà soát, tổ chức nắm bắt về tình hình nhu cầu tuyển dụng, tình hình cắt giảm sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, các ngành sử dụng nhiều lao động (may mặc, da giày, sản xuất gỗ...) để có phương án kết nối cung - cầu lao động, kết nối người lao động với người sử dụng lao động có nhu cầu. Bên cạnh đó, sẽ tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, ưu tiên các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, hỗ trợ người lao động khi tham gia giao dịch việc làm.
Về lâu dài, cần xây dựng một lưới an sinh xã hội gắn liền với đảm bảo việc làm để chủ động tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và tạo ra một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, xong theo dự báo của Bộ LĐTB&XH, năm 2023, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ sớm ổn định trở lại vào cuối năm. Theo đó, tình hình thị trường lao động được kỳ vọng có những chuyển động theo hướng tích cực, tiếp tục trở lại đà phục hồi, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.
“Năm 2023 và những năm tới, các đơn vị trong ngành tập trung cao độ trong việc xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Cùng với đó, tiếp tục đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội”, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã có những bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn. Một trong những hoạt động nổi bật là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, được triển khai theo Công văn số 5935 ngày 21/11/2024, của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.
Bùi Bình
14:49 26/12/2024(Thanh tra) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức chương trình thăm hỏi, tặng quà cho trên 14 nghìn hộ nghèo, các hộ gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.
Bùi Bình
14:39 26/12/2024Nguyễn Điểm
13:24 26/12/2024Hoàng Nam
13:14 26/12/2024Hoàng Nam
12:31 26/12/2024Kim Thành
Trần Quý
Nhật Huyền
Vũ Linh
Trần Quý
TC
TC
Lê Hiếu
Thái Hải
Thanh Chương
Đông Hà