Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuân thủ quy định của pháp luật

Thứ năm, 26/12/2024 - 15:05

(Thanh tra) - Ngày 26/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác pháp chế năm 2024.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc yêu cầu cần rà soát kĩ lại các quy định về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính, phát hiện những vấn đề vướng mắc, chồng chéo, tham mưu lãnh đạo Bộ đề xuất, sửa đổi…Ảnh: LP

Theo Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT), trong năm 2024, Bộ ban hành và trình ban hành tổng số 85 văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ GDĐT ban hành bảo đảm tính pháp lý và phù hợp với hiến pháp, luật pháp; phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược; chuyên môn hóa trong soạn thảo, tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều hành của Bộ và luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm, sát sao, tích cực chỉ đạo.

Các dự thảo văn bản thường được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ và Chính phủ để lấy ý kiến đóng góp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức tham gia.

Năm 2024, Bộ GDĐT cũng đã triển khai công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản có tác động tích cực đến công tác xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản hằng năm của Bộ GDĐT.

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản đã được lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị quan tâm và được tiến hành thường xuyên, liên tục khi có căn cứ rà soát; đã thực hiện việc tổ chức tập huấn đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá, dù công tác pháp chế đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công việc nhiều, phức tạp, nhưng nhiều đơn vị thuộc Bộ GDĐT đã thực hiện tốt và cần tiếp tục phát huy.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo công tác soạn thảo văn bản và chịu trách nhiệm về chất lượng, thời gian trình dự án, dự thảo. Khi soạn thảo văn bản, đơn vị chủ trì cần bám sát tiến độ xây dựng văn bản; chủ động phối hợp, đôn đốc các đơn vị, cơ quan có liên quan đảm bảo thời gian góp ý, thẩm định văn bản.

Đồng thời, cần rà soát kĩ lại các quy định về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính, phát hiện những vấn đề vướng mắc, chồng chéo, tham mưu lãnh đạo Bộ đề xuất, sửa đổi…

Khi xây dựng mới văn bản, sửa đổi, bổ sung cần tổ chức đánh giá tác động của việc soạn thảo, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để có kế hoạch soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.

Bên cạnh đó, tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài Bộ để đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản, đặc biệt là các văn bản chậm tiến độ để xử lý dứt điểm tình trạng nợ, đọng văn bản.

Đồng thời, quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương trong xây dựng thể chế; bố trí kinh phí kịp thời cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, từ xa

(Thanh tra) - Chia sẻ về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước.

Lê Phương

19:59 26/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm