Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khuyến nghị từ Đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020

Thứ sáu, 18/12/2015 - 11:02

(Thanh tra) - Hàng loạt khuyến nghị từ các chuyên gia kinh tế đóng góp vào Đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được đưa ra tại Hội thảo tổ chức ngày 17/12 cho thấy, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: TQ

Báo cáo Giám sát tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (Ciem) cho thấy, quá trình thực hiện Đề án Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đã đem lại những kết quả tích cực và tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu vẫn chưa được như mong đợi.

Quá trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ổn định kinh tế vĩ mô liên tục được giữ vững; Chỉ số an toàn quốc gia được nâng cao, môi trường kinh doanh có sự cải thiện; Xu hướng hồi phục tăng trưởng kinh tế đang ngày càng rõ nét.

Bên cạnh đó hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp đã được cải thiện đáng kể. Môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư đã được cải thiện mạnh mẽ nhờ thông qua các luật về doanh nghiệp (DN), đầu tư và đã được các tổ chức xếp hạng thế giới ghi nhận có sự cải thiện, và nhiều khả năng trong các bảng xếp hạng tới, thứ hạng của Việt Nam sẽ còn tiếp tục cải thiện mạnh mẽ. Các hoạt động đầu tư công, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), của hệ thống ngân hàng đã trở nên minh bạch hơn, có sự giám sát lớn hơn.

Ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban, Ban Kinh tế vĩ mô Ciem nhận định, mặc dù những thành công của quá trình tái cơ cấu là rất đáng khích lệ nhưng hệ thống phân bổ nguồn lực vẫn còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của bàn tay Nhà nước, do đó hiệu quả đạt được chưa như mong đợi.

Theo ông Nguyễn Tú Anh, tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Kỷ luật kỷ cương đầu tư công còn lỏng lẻo. Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ, những chỉ thị liên tục của Thủ tướng Chính phủ nhưng rất nhiều địa phương vẫn tiếp tục xảy ra sai phạm và không thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng. Các quy trình quản lý đầu tư công theo hiệu quả đầu tư chưa hình thành.

Nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn đặc biệt từ sự gia tăng nhanh chóng của nợ công. Các yếu tố thúc đẩy nợ công tăng đang rất hiện hữu. Đối với tái cơ cấu DNNN, tốc độ cổ phần hóa vẫn còn chậm, chất lượng cổ phần hóa còn có nhiều vấn đề. Một số DN về thực chất chỉ là chuyển đổi hình thức từ DNNN sang công ty cổ phần khi tỷ lệ bán cổ phần ra cho tư nhân chỉ rất nhỏ; hoặc không có các nhà đầu tư chiến lược đủ mạnh để thay đổi cơ chế quản trị DN; hoặc các đối tác mua cổ phần lại là những DNNN, tức là xét riêng là các DN cổ phần nhưng xét chung trong hệ thống sở hữu chéo nhau giữa các DN này thì cả nhóm lại là DNNN. 

 TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu. Ảnh: TQ

Để công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trên cả bốn trụ cột: Ổn định tiền tệ, ổn định tài khóa, ổn định thị trường và ổn định môi trường chính sách.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Ciem khuyến nghị, cần phải thay đổi đủ toàn diện, đủ mạnh và nhất quán để hiện thực hóa cơ hội; chuyển thách thức và điểm yếu thành cơ hội.

Theo TS. Cung những điểm yếu cần được khắc phục ngay đó là việc trì trệ và lạc hậu trong quản lý nhà nước; nguy cơ phụ thuộc bên ngoài ngày càng lớn; khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản kém hiệu quả, lãng phí; cơ hội đầu tư phát triển bị đè nén, kìm hãm; chưa tận dụng hết sức lao động…

Ông Ray Mallon, Cố vấn cao cấp dự án RCV cho rằng, tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới của Việt Nam cần xác định cụ thể kết quả cần đạt được (với mục tiêu ưu tiên, thời gian, các mục tiêu trung gian). Phải có cách tiếp cận logic, đơn giản, có mục tiêu ưu tiên rõ ràng và dễ hiểu. 

Theo ông Ray Mallon, tái cơ cấu không phải là một mục tiêu. Các mục tiêu của tái cơ cấu phải là: công bằng, ổn định, nâng cao mức sống, tạo việc làm… Tái cơ cấu kinh tế chỉ là một phần của quá trình thay đổi dẫn tới các mục tiêu này. 

“Những đổi mới thể chế vừa qua chỉ thực hiện trên bề mặt thông qua cải cách thủ tục hành chính, đổi mới hệ thống pháp luật chuyên ngành… So với các nước trong khu vực thì những cải cách vẫn chưa đủ để đáp ứng tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi thân thiện với thị trường. Các chỉ số về môi trường kinh doanh, quản trị Nhà nước của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực” - ông Ray Mallon nhận định.

Ông Ray Mallon phát biểu. Ảnh: TQ

Theo ông  Nguyễn Tú Anh, tái cơ cấu ngân hàng thương mại dù được triển khai mạnh mẽ và sớm nhất trong 3 trụ cột tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015, nhưng vẫn cần tiếp tục được đẩy mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng so với khu vực và quốc tế. 

“Hạn chế, yếu kém lớn nhất của DNNN hiện nay là cơ chế hoạt động của DNNN nói chung và thể chế quản trị DNNN nói riêng còn nhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy, đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của DNNN và tiến trình hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ ở Việt Nam, do vậy cần được khắc phục triệt để” – ông Nguyễn Tú Anh khuyến nghị.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách DNNN trong giai đoạn tới cần tập trung vào đổi mới thể chế và cách thức quản trị DNNN và quản lý Nhà nước đối với DNNN theo hướng các DNNN phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghiêm ngặt áp dụng nguyên tắc ngân sách cứng đối với DNNN. Tiến hành cổ phần hóa thực chất các DNNN với sự tham gia của các DN tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài chứ không chỉ là sự sở hữu chéo của các DNNN với nhau.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm