Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khôi phục, phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19

Phương Anh

Thứ sáu, 05/11/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Đợt dịch lần thứ 4 xuất hiện đã làm ngưng trệ sản xuất, doanh nghiệp thiếu việc làm, một bộ phận lao động phải nghỉ việc. Người lao động từ một số thị trường lao động trọng điểm trở về quê hương gây thiếu hụt cung - cầu về lao động dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng lao động ở một số bộ phận, lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi sớm khôi phục và phát triển thị trường lao động.

Các doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục sản xuất sau đại dịch COVID-19. Ảnh: TV

Theo Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong quý III/2021, số người tham gia lao động của cả nước là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý II, giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không ít địa phương, ngành, nghề thiếu hụt lao động sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.

Tại một số địa phương lớn - thị trường việc làm trọng điểm, hàng triệu người lao động trở về quê, khiến nguồn cung lao động khan hiếm, thậm chí đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), sau hơn một tháng kết thúc giãn cách xã hội, đến nay các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Nhìn chung đã có 70 - 75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%.

Một số địa phương nhận định, nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định như hiện tại và tiến độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh hơn, diện bao phủ rộng hơn, thì có khả năng trong cuối quý I, đầu quý II năm 2022 tình hình lao động, việc làm của các địa phương sẽ được khôi phục lại như trước thời điểm bùng phát dịch.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo báo cáo của đại diện Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, tính tới ngày 30/10, số lượng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất quay trở lại hoạt động là 1.430/1.500 doanh nghiệp, chiếm 95,33%, với số lao động làm việc là 256.356 người, chiếm 76,3% so với thời điểm trước dịch COVID-19.

Mặc dù vậy, do các doanh nghiệp vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TP Hồ Chí Minh, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50 - 70%.

Tại Bình Dương, một trong những địa bàn trọng điểm có nhiều khu công nghiệp cũng đang tích cực triển khai các giải pháp như: Tiếp tục rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch COVID-19 để có chính sách hỗ trợ bổ sung nhằm ổn định cuộc sống. Đẩy nhanh tổ chức tiêm vắc xin. Các giải pháp về kết nối cung - cầu lao động: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối thông qua các ứng dụng trực tuyến zalo, web... Với cơ chế thông thoáng, thuận lợi về đăng ký phương án hoạt động sản xuất, về đi lại của người lao động, tỉnh Bình Dương dự kiến trong thời gian tới, số doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt trên 80%.

Tại Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng nhu cầu tuyển dụng lao động và tỷ lệ tham gia thị trường lao động sẽ có xu hướng tăng tỷ lệ thuận theo tình hình khôi phục của nền kinh tế. Nhiều người lao động có thể đi làm trở lại và tham gia vào chuỗi sản xuất, thay vì bị ngừng việc hoặc phải làm việc tại nhà, làm việc từ xa.

Để thị trường lao động phục hồi sau dịch COVID-19, TP Hà Nội đã đẩy mạnh việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ và chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội.

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm cho người lao động thông qua việc bổ sung 500 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người lao động trên địa bàn vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm.

Để thị trường lao động dần hồi phục, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, tạo đà cho đơn vị, doanh nghiệp phát triển, tại cuộc làm việc mới đây với các địa phương về phục hồi, phát triển thị trường lao động sau đại dịch, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, khi tình hình dịch bệnh đã ổn định hơn, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người dân, đảm bảo toàn bộ những người nằm trong diện chính sách phải được hưởng chính sách.

Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và tình hình thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động. Qua đó kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc và điều tiết lực lượng lao động, góp phần phục vụ công tác sơ kết của Chính phủ, hoàn thiện đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động để kịp thời bổ sung vào cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm