Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/01/2019 - 06:30
(Thanh tra)- Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp (KN) trong sinh viên (SV) rất phát triển. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Duy Khanh - Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC, chúng ta đang "chạy" theo… phong trào. Nếu không có điều chỉnh sớm sẽ trở nên... lãng phí.
Các sản phẩm nông nghiệp được trưng bày tại Hội thi “Học sinh, SV với ý tưởng KN” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào những ngày cuối năm 2018. Ảnh: Internet
% thành công rất nhỏ
Hiện nay, KN là xu thế tất yếu của bất cứ nước nào, các nước phát triển càng chú ý tới KN. Ở Việt Nam, phong trào KN đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2018 - lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi “Học sinh, SV với ý tưởng KN” trên quy mô toàn quốc.
Hội thi thu hút gần 200.000 học sinh, SV của hơn 200 trường đại học (ĐH), cao đẳng, trung cấp, THPT tham gia. Theo Ban Tổ chức (BTC), có khoảng 200 bài dự thi chất lượng, trong đó có 15 dự án (D.A) xuất sắc lọt vào vòng chung kết để trao giải.
Tuy nhiên, trong các D.A được đánh giá là có chất lượng ấy, có bao nhiêu D.A "sống" được thì cần thời gian để kiểm chứng.
Thực tế, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam - một trong những trường ĐH đi đầu trong công tác KN, con số các D.A “sống” được cũng khá khiêm tốn.
Ông Nguyễn Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Công tác Chính trị học sinh SV, Trưởng BTC cuộc thi KN nông nghiệp 2018 cho biết: 5 năm nay nhà trường đều đặn tổ chức cuộc thi KN nông nghiệp. Năm 2018, có 215 D.A của 45 trường ĐH, CĐ và tỉnh đoàn tham gia. BTC chọn vào chung kết 12 D.A. Qua mỗi năm, số lượng các D.A ngày càng tăng, chất lượng cũng ngày càng tốt hơn.
5 năm với hàng trăm D.A KN tham gia ở quy mô 1 trường ĐH là không hề nhỏ, nhưng để có D.A "sống" lâu dài thì không hề đơn giản.
Đại diện Câu lạc bộ KN của Học viện Nông nghiệp cho biết: 5 năm qua có khoảng 15 D.A của các bạn SV sinh hoạt trong câu lạc bộ, nhưng đến thời điểm này chỉ 2 D.A "sống" được với tuổi thọ còn rất trẻ (1 D.A "sống" 3 năm, 1 D.A "sống” 1 năm). Thực tế, có nhiều D.A chỉ có tuổi thọ 1-2 năm do thiếu kiến thức, kỹ năng...
Lo sớm... xì hơi
Đã từng là giám khảo nhiều cuộc thi ở cấp trường ĐH cũng như cuộc khi chung kết KN Quốc gia, TS Nguyễn Duy Khanh - Viện trưởng Viện Doanh nhân APEC chia sẻ: Phong trào KN đang rất phát triển, đặc biệt là trong thanh niên, SV và Phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta đang "chạy" theo phong trào, nhà nhà KN, người người KN. Trong số hàng nghìn D.A thì chỉ có % rất nhỏ là thành công.
TS Khanh kể: Có lần chấm thi KN tại 1 trường ĐH, qua 3 vòng chấm nhưng thực sự không thấy có D.A nào đáng được giải. Có chăng trao giải chỉ là để khuyến khích tinh thần các em.
"Đáng buồn hơn là trong nhiều D.A các em đi chép của nhau, chỉ thay tên đổi họ. Có em còn "bê" nguyên hàng nghìn trang D.A phát triển kinh tế - xã hội của người khác làm D.A khởi nghiệp của mình. Như vậy có thể thấy là chính các em cũng không hiểu KN là gì?"
TS Khanh trăn trở và kể tiếp: Tôi đã từng chấm 1 D.A KN của SV mà tôi không tin nổi, tưởng mình đã lạc hậu. Đó là D.A đề nghị đưa con Sá Sùng vào nuôi ở vùng đất Ba Vì (Hà Nội) vì ở đó có hồ Suối Hai. Tôi rất bất ngờ và đọc đi đọc lại rất kỹ, nhưng đến trang cuối cùng vẫn cảm thấy SV không biết Sá Sùng là con gì. Cẩn thận hơn, tôi lấy số điện thoại của SV đó từ BTC để hỏi cho rõ ngọn ngành. Câu trả lời khiến tôi ngã ngửa: "Em không biết con Sá Sùng là con gì"?! Chỉ là chép lại 1 D.A khác ở tỉnh Quảng Ninh và đổi địa điểm nuôi lên Ba Vì.
Làm giám khảo nhiều cuộc thi KN, TS Khanh đã chứng kiến những câu chuyện “dở khóc dở cười” như vậy. Qua câu chuyện đó có thể thấy, có những bạn SV tham gia KN chỉ là “chạy” theo phong trào, chính các em cũng không biết mình viết gì, làm gì. Ông lo lắng và ví: KN trong SV giống như “bong bóng” bất động sản rồi sẽ sớm... xì hơi.
Cần một cuộc tổng chỉ huy
Vì sao lại có thực trạng trên, TS Khanh cho rằng: Có rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến đó là chúng ta chưa có hệ sinh thái hỗ trợ cho KN. Hiện văn bản pháp luật về KN rất ít. Ngoài Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ có 1 phần về KN thì có 3 đề án khởi nghiệp của 3 bộ, ngành khác nhau là: Đề án đổi mới sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ; Đề án KN SV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 1 Đề án KN của phụ nữ. Như vậy có thể thấy chúng ta chưa có sự tập trung cho KN mà đang làm một cách rời rạc.
Ngoài ra, chúng ta đang thiếu những chuyên gia am hiểu về KN. Hiện, các trường ĐH, trường nào cũng dạy về KN, nhưng không một trường nào có chương trình đào tạo hay giáo trình riêng cho KN. Trường nọ copy của trường kia. Có giảng viên vơ giáo trình đào tạo từ những năm 1980 của nước Đức bây giờ không còn phù hợp để giảng dạy cho SV.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên dạy KN cũng chưa có. Hiện các trường đang mời các "chuyên gia" về KN giảng dạy, nói là chuyên gia nhưng thực chất là "chuyên gia"… tự phong.
Theo TS Khanh, để dạy được KN yêu cầu giảng viên phải có cả về kiến thức, lẫn kỹ năng nhưng thực tế ở các trường lại không phải như vậy. “Tôi đã làm việc với rất nhiều trường ĐH, có cả những trường top đầu, đều thấy 1 điểm chung là chưa có giảng viên KN thực sự. Ngay cả Giám đốc Trung tâm KN cũng chưa hiểu về KN”.
Để làm KN 1 cách bài bản, tránh hiện tượng “bong bóng” xì hơi như thị trường bất động sản, TS Khanh cho rằng, cần có 1 cuộc tổng chỉ huy về KN. Phải có chính sách chung cho KN, xác định KN là mũi nhọn của nền kinh tế. Các trường cũng phải thay đổi cách dạy cũng như tổ chức các phong trào KN…
“Cần sớm điều chỉnh nếu không muốn nó trở thành phong trào lãng phí, không cần thiết” - TS Khanh nhấn mạnh, đồng thời nêu quan điểm, đối với các bạn SV, quan trọng nhất khi KN là phải có ý tưởng. Ở các nước trên thế giới, để KN các trường cho SV lăn lộn thực tế rồi mới nảy sinh ý tưởng. Còn ở Việt Nam, SV ngồi ghế giảng đường, nằm gường tầng nên viết ý tưởng không sát thực tế. “Trước khi viết ý tưởng, SV hãy đi thực tế. Khi chưa biết cầm cuốc thì đừng nghĩ đến việc sáng tạo, cải tiến cái cuốc”…
Rõ ràng, KN là hướng đi đúng và SV là đối tượng tiềm năng để có những D.A KN thành công. Vì vậy, cần sớm có những điều chỉnh để KN trong SV thực sự hiệu quả, tránh chạy theo phong trào, gây lãng phí lớn...
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý