Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Huyện Krông Bông (Đắk Lắk): Vùng đồng bào DTTS khởi sắc nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình 1719

Anh Minh

Thứ hai, 02/12/2024 - 12:05

(Thanh tra) - Nhờ nguồn lực từ Chương trình 1719, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Bông khởi sắc rất nhiều. Bà con được hỗ trợ về nhà ở, vật nuôi cây trồng; đường sá vào buôn làng, kênh mương tưới nước được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Trung tâm Thị trấn Krông Kmar nhìn từ trên cao. Ảnh: krongkmar.com

Thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS

Krông Bông là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Toàn huyện có 42% dân số là đồng bào các DTTS. Bà con chủ yếu làm nông, canh tác còn lạc hậu nên thu nhập bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện mạo huyện nhà nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng đã có nhiều đổi thay, khởi sắc nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn từ năm 2021 – 2025 (Chương trình 1719).

Diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Krông Bông đã có nhiều đổi thay, khởi sắc nhờ nguồn lực từ Chương trình 1719. Ảnh: Anh Minh

Sau 3 năm thực hiện Chương trình 1719, tại huyện Krông Bông đã đạt được một số kết quả tích cực, vùng đồng bào DTTS và miền núi có chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.

Qua rà soát, tổng nhu cầu nhà ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo từ năm 2021 – 2025 là 62 nhà; đến nay đã thực hiện 62 nhà với tổng kinh phí là 2.728 triệu đồng, đạt 100%. Ngoài ra các hộ dân đã vận động từ gia đình số tiền đối ứng từ 70 triệu đến 200 triệu đồng/hộ để xây dựng căn nhà khang trang phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình.

Cũng nhờ nguồn lực từ Chương trình 1719, huyện Krông Bông đã thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, mua bồn chứa nước cấp cho 1.453 hộ dân. Địa phương cũng làm tốt công tác xây dựng các mô hình hỗ trợ nuôi bò cái sinh sản, nuôi trâu, mua các loại cây (cà phê, keo...) cấp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi góp phần nâng cao đời sống, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo của người dân trong vùng thụ hưởng cũng như trên địa bàn toàn huyện.

Công trình trường Mẫu Giáo Hoà Phong được đầu tư với số tiền 9,5 tỷ đồng từ Chương trình 1719 phục vụ cho con em xã Hoà Phong. Ảnh: AM

Ông Nguyễn Ngọc Pháp – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết, quá trình thực hiện nhận được Chương trình 1719, địa phương nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ của người dân, góp phần cho sự phát triển bộ mặt nông thôn.

Huyện được hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhất là đối với các xã vùng đồng bào DTTS; hộ nghèo DTTS được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, nước sinh hoạt, hoàn thiện cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Những kết quả đạt được trong 3 năm thực hiện Chương trình 1719, sẽ là động lực quan trọng cho địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Công trình đập dâng Cư Phiăng được đầu tư với số vốn trên 12 tỷ đồng từ Chương trình 1719 phục vụ tưới tiêu cho hơn 70 ha lúa nước tại địa phương. Ảnh: AM

Nhiều Tiểu dự án không có đối tượng thụ hưởng

Bên cạnh những thuận lợi, huyện Krông Bông cũng còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn hạn chế khi thực hiện Chương trình 1719. Qua rà soát trên địa bàn huyện có một số Tiểu dự án không có đối tượng thụ hưởng như Tiểu dự án 1 (Phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân) thuộc dự án 3; Tiểu dự án 3 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc dự án 5; Tiểu dự án 1 (Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù) thuộc dự án 9.

Ngoài ra, có một số tiểu dự án có rất ít đối tượng thụ hưởng như Tiểu dự án 3 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc dự án 5 và một số tiểu dự án khả năng thực hiện trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, không giải ngân hết nguồn kinh phí, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả của nguồn vốn.

Người dân huyện Krông Bông theo dõi các chương trình, chính sách của Nhà nước được niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã. Ảnh: AM

Đối với Dự án 1 hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hiện nay mức hỗ trợ đất ở, đất sản xuất quá thấp so với giá thị trường; đồng thời, nguồn quỹ đất công ích của địa phương còn hạn chế, quỹ đất từ nông lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý phải chờ phương án sử dụng đất được phê duyệt; điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên việc triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân năm 2023, 2024 gặp nhiều khó khăn, chưa triển khai thực hiện được.

UBND huyện Krông Bông đề xuất, cần điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình về mục tiêu phạm vi, đối tượng thụ hưởng; các hoạt động, đầu ra, cơ chế thực hiện, định mức, ngân sách, phân công, phân cấp quản lý và thực hiện; Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn, buôn đặc biệt khó khăn; Đề nghị khen thưởng các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân đạt kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình hiệu quả, cách làm hay cần nhân rộng…

Để thực hiện tốt Chương trình 1719 cho giai đoạn tới (2026-2030), lãnh đạo UBND huyện Krông Bông cho hay, cần phải dự kiến đối tượng và nguồn lực đối với từng dự án, tiểu dự án; Tiếp tục tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ các định kiến khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; Tổ chức các Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, các chiến dịch truyền thông. Duy trì các mô hình truyền thông cộng đồng, tổ chức các cuộc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ nhóm…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nông dân và thanh niên Yên Bái với chuyển đổi số và phát triển văn hóa - xã hội

Nông dân và thanh niên Yên Bái với chuyển đổi số và phát triển văn hóa - xã hội

(Thanh tra) - Sáng ngày 2/12, tại Yên Bái, đã diễn ra Hội nghị Đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với nông dân và thanh niên tỉnh Yên Bái năm 2024, với chủ đề: "Nông dân và thanh niên Yên Bái với chuyển đổi số và phát triển văn hóa - xã hội". Đây là một sự kiện quan trọng nhằm tạo cơ hội để lãnh đạo tỉnh lắng nghe ý kiến, đề xuất từ các hội viên nông dân và đoàn viên thanh niên, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại địa phương.

Bùi Bình

21:16 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm