Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế thủy sản

Thứ hai, 24/09/2018 - 20:54

(Thanh tra) - Từ năm 2015 đến nay, thành phố Hải Phòng đã áp dụng đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho ngư dân khai thác thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Những con tầu đóng theo Nghị định 67. Ảnh: KT

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Tự Trọng cho biết: Đến nay, UBND thành phố đã có quyết định phê duyệt 54 chủ tàu đủ điều kiện đóng mới tàu cá, gồm 44 tàu khai thác trong đó có 23 tàu vỏ thép, 21 tàu vỏ gỗ và 10 tàu dịch vụ hậu cần có 7 tàu vỏ thép, 3 tàu vỏ gỗ; tổng công suất các tàu là 46.106 CV, bình quân mỗi tàu là 854 CV/tầu.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố mới có 33 tàu trong đó có 15 vỏ thép và 18 vỏ gỗ đã đóng xong, các chủ tàu đã nhận và đi vào khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đang đóng mới, hoàn thiện và lắp đặt trang thiết bị 14 tàu trong đó có 8 vỏ thép, 6 vỏ gỗ, dự kiến cuối năm 2018 này, các chủ tàu sẽ được nhận bàn giao, còn lại 7 tàu nữa đang hoàn thiện thủ tục với ngân hàng rồi triển khai theo Nghị định 67.

Phó Giám đốc Sở cho biết thêm: Ngoài việc thực hiện theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, UBND thành phố còn hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm, miễn thuế môn bài cho 242 tàu, triển khai 15 lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho 525 thuyền viên vận hành, duy tu sửa chữa vỏ tàu thép; triển khai hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.

Hỗ trợ con giống cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nâng cấp các trạm bờ và đang triển khai lắp đặt máy thông tin liên lạc trên các tàu cá.

Song song với việc thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, thành phố đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án về phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản; đầu tư, xây dựng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ hậu cần, các khu bảo tồn biển nhằm nâng cao năng lực khai thác, vận hành cho các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, đây là việc làm rất thiết thực tạo điều kiện tốt cho các ngư dân phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Tầu vỏ gỗ đóng theo Nghị định 67 đang được hoàn thiện tại xưởng đóng tàu của ông Đinh Khắc Nhân. Ảnh: KT

Ông Đinh Khắc Nhân, chủ doanh nghiệp đóng tàu vỏ gỗ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên cho biết: Xưởng sửa chữa đóng tàu vỏ gỗ của ông đã đóng mới 21 chiếc tàu có mã lực từ 829-1200 CV.

Hiện nay, xưởng đóng tàu vỏ gỗ của ông đang đóng mới 3 chiếc tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, có chiều dài 36,1m, ngang 9,5m, mớn nước 3,8m với công suất 1200 CV, đến nay là lớn nhất Việt Nam.

Tàu vỏ gỗ có công suất 1200 CV có hệ số an toàn cao, trong điều kiện làm việc có thể hoạt động chịu được gió cấp 7, 8.

Tàu có thể vươn khơi đến 100 hải lý, lắp đến 700 quả bóng đèn, mỗi bóng có công suất 1000W.

Tuổi thọ của mỗi con tàu gỗ là trên 20 năm, nên các chủ tàu thường thích đóng tàu gỗ, nhất là các ngư dân đánh cá rất thích dùng tàu vỏ gỗ vì tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng khi mỗi lần lên đà bảo dưỡng: Tàu gỗ chỉ mất 1 ngày, với 20 triệu đồng, tiền công; còn tàu vỏ sắt khi lên đà bảo dưỡng phải mất đến 2 tháng mới làm xong, số tiền công bảo dưỡng là 300 triệu đồng.

Ông Đinh Khắc Đoàn, ngư dân xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên cho biết, được Chính phủ quan tâm đã ban hành Nghị định 67, nên ngư dân chúng tôi mới có cơ hội phát triển kinh tế, được đóng tàu to có thể trải rộng đến 4.000m2, lưới thả sâu đến 50m, đi biển dài ngày hơn từ 10 đến 20 ngày mới vào bờ, nên hiệu quả khai thác hải sản thu về được cao hơn.

Ông Đoàn chia sẻ thêm, chủ trương của Chính phủ là rất tốt, nếu không có Chính phủ hỗ trợ thì ngư dân chúng tôi chưa biết đến bao giờ làm được con tàu to như hiện nay để đi khai thác nguồn hải sản.

Trước đây, khi chưa được Chính phủ quan tâm, ngư dân chúng tôi chỉ đóng được những con tàu nhỏ, ra khơi khai thác hải sản chỉ đi được 6 - 7 ngày là phải vào bờ, đánh bắt cá ven bờ không vươn xa được do sóng to, gió lớn nên thu nhập của ngư dân thấp.

Nay được sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương nên ngư dân chúng tôi đã yên tâm khai thác hải sản tại các vùng biển Việt Nam.

Mong rằng, Chính phủ quan tâm hơn nữa đến với ngư dân chúng tôi, kéo dài thời gian trả nợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, từ 11 năm lên 15 năm, để cho ngư dân chúng tôi dễ dàng trả nợ hơn; trong các chuyến vươn khơi, sẽ đỡ nặng hơn khi nghĩ đến khoản nợ sẽ là nguồn động viên lớn cho chúng tôi, khi đánh bắt được nhiều hải sản, mang lại kinh tế cao cho ban thân và làm giàu cho đất nước.

Kim Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm