Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hỗ trợ 4.500 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Thái Hải

Thứ tư, 04/08/2021 - 18:43

(Thanh tra) - Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, duy trì việc làm cho người lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cần phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo.

Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 4.500 tỷ đồng. Ảnh nguồn Internet

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 7/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó tại chương III quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Đối tượng liên quan gồm: Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm có đủ các điều kiện: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động. Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020. Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở GDNN có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động...

Cơ sở GDNN phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng phương án và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động cần được bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Theo qui định, thời gian hỗ trợ và kinh phí dự kiến: Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng.

Thời gian triển khai từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022. Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022

Để triển khai chính sách trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Công tác giúp việc, tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai đến các tỉnh, thành phố, giao Tổng cục GDNN trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Tổng cục GDNN đã tổ chức các hội nghị trực tuyến để triển khai tới sở LĐTBXH, các cơ sở GDNN trên toàn quốc, thành lập tổ triển khai của Tổng cục; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và Văn bản số 1492/TCGDNN-ĐTTX ngày 12/7/2021 gửi giám đốc sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các cơ sở hoạt động GDNN về việc triển khai hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Để triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách trên, Tổng cục GDNN đề nghị các cơ sở GDNN: Coi đây là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác với đơn vị sử dụng lao động trong việc phối hợp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên của nhà trường.

Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Phân công cụ thể đầu mối, xây dựng kế hoạch chi tiết phối hợp với người sử dụng lao động.

Trước mắt, tích cực chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động đã có hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động và tổ chức đào tạo sau khi có quyết định hỗ trợ. Trên cơ sở đó tiếp tục nhân rộng, phối hợp với các đơn vị khác trên địa bàn để tổ chức đối với các địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cần chủ động phối hợp với ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất để nắm bắt nhu cầu, liên hệ với các doanh nghiệp để xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng.

Tổ chức thực hiện theo phương châm: Đối với các cơ sở GDNN tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, tập trung phòng chống dịch thì liên hệ với người sử dụng lao động để nắm bắt nhu cầu, xây dựng phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng triển khai đào tạo khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đối với các cơ sở GDNN tại các địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì tập trung đẩy mạnh việc phối hợp với người sử dụng lao động để xây dựng phương án, triển khai thực hiện ngay.

Tổng cục GDNN cũng lưu ý các đơn vị tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đúng phương án đã được phê duyệt; gắn việc đào tạo với cấp bằng, chứng chỉ cho người lao động.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm