Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hiệu quả từ nhiều giải pháp đồng bộ

Chủ nhật, 08/03/2015 - 06:45

(Thanh tra) - Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) năm qua được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực.

Kiểm tra an toàn thực phẩm

Bắt đầu từ thể chế

Nổi bật là câu chuyện chồng chéo trong quản lý Nhà nước về ATTP sau nhiều năm đã được xử lý dứt điểm. Với sự chủ trì của Bộ Y tế, cùng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương đã thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Đây là thông tư hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về ATTP, trong đó đã phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP giữa ba Bộ, giải quyết được vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa phương; đồng thời, thống nhất về quy trình, thủ tục và đơn giản hóa việc xác nhận kiến thức về ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 

Ngoài ra, Bộ Y tế đã chủ trì xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án bảo đảm ATTP. Trong đó, đáng lưu ý là cuối tháng 12/2014, Bộ đã cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành về ATTP... 

Đồng thời, cùng các bộ, ngành phối hợp và triển khai các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về ATTP tại Việt Nam, Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tăng cường thanh tra

Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Năm 2014, cả nước thành lập 21.822 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra tại 391.800 cơ sở, phát hiện 83.363 cơ sở vi phạm (chiếm 21,3%). So với năm 2013, số đoàn thanh tra, kiểm tra đã giảm 347 đoàn, tuy nhiên số cơ sở được kiểm tra tăng 62.479 (tăng 19,0%).

Riêng ngành Y tế đã thành lập 5 đoàn kiểm tra ATTP tại một số địa bàn trọng điểm, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, bảo đảm ATTP một số lễ hội tại các địa phương; tổ chức các đoàn thanh kiểm tra tại 5.646 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, 990 cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa, 119.024 cơ sở bếp ăn tập thể, 1.974 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, 2.823 cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm trên phạm vi toàn quốc, xử phạt vi phạm hành chính 3.053 cơ sở với tổng số tiền hơn 5,3 tỷ đồng.

Việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được phân cấp rõ cho từng ngành, từng cấp, hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện.

Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền

Công tác truyền thông trong năm qua tiếp tục được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên, các hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa đã tác động tốt đến các đối tượng trong việc thay đổi hành vi bảo đảm ATTP. 

Cục ATTP đã phối hợp tích cực cùng các cơ quan báo chí, quản lý báo chí để đưa các tin bài về công tác bảo đảm ATTP, kịp thời cung cấp thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm ATTP đến cộng đồng, cũng như cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP.

Trang điện tử Cục ATTP trong năm 2014 đã đăng tải 720 tin, bài có nội dung phản ánh thông tin, bài tuyên truyền phổ biến kiến thức đến người dân trong vấn đề đảm bảo ATTP; đăng tải kịp thời các thông tin chỉ đạo địa phương trong quản lý ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ngộ độc do nấm độc. Hiện đã có trên 11 triệu lượt truy cập trên trang điện tử của Cục, trung bình mỗi tháng có khoảng 500.000 lượt truy cập.

Năm 2015, Bộ Y tế cùng với các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 8/7/2014 phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ và Chỉ thị số 34/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

Trong đó, triển khai Tháng hành động về ATTP năm 2015 với chủ đề dự kiến là “bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn nông lâm sản và thủy sản”. Củng cố tổ chức, tăng cường năng lực cho các Chi cục ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản và các cơ quan quản lý về ATTP của địa phương. Tăng đầu tư cho hoạt động bảo đảm ATTP.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình giám sát ATTP trong phạm vi toàn quốc. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP. Từ đó, công tác bảo đảm ATTP sẽ tiếp tục được giữ vững và có nhiều khởi sắc.

Ngọc Diệp

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm