Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Trầm cảm, mẹ cạo đầu, nhốt con gái 11 tuổi trong nhà không cho đi học vì sợ mất con

Thứ tư, 21/12/2016 - 09:20

Thông tin về người mẹ nhốt con gái 11 tuổi trong nhà nhiều năm không cho đi học, không tiếp xúc bên ngoài ở trong chung cư No 1A - khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội vẫn đang xôn xao dư luận. Chúng tôi đã đến nơi tìm hiểu về sự việc.

Em bé được cho là bị mẹ nhốt suốt nhiều năm qua thường lầm lũi đi theo mẹ.

Người mẹ luôn lo sợ có người... hại con mình

Ngày 20/12, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt để tìm hiểu rõ sự việc. Theo chính quyền địa phương, nhiều cuộc họp đã được tiến hành để "cưỡng chế" cho bé gái đi học nhưng không được sự hợp tác của người thân và chồng cũ chị N.

Theo ông Hải, sự việc này đã diễn ra được hơn 3 năm. Khi biết thông tin chị Trần Thị Hồng N. (SN 1973) không cho con gái đi học chính quyền địa phương nhiều lần cử người xuống tìm hiểu, vận động chị N. nhưng chị đều từ chối.

Ông Hải cũng đã cung cấp các biên bản về những lần chính quyền cùng tổ dân phố, cảnh sát khu vực tới gặp chị N. nhưng đều không mang lại kết quả.

Theo đó, vào thời điểm năm 2013, phường Hoàng Liệt nhận được tin báo của tổ dân phố và cảnh sát khu vực thông báo về việc cháu Võ Thu H. (SN 2007) ở tầng 7, tòa nhà chung cư No1A, khu đô thị Linh Đàm thời điểm đó 8 tuổi nhưng không được mẹ cho đi học nên UBND phường cùng nhiều ban ngành xuống tận nơi để nói chuyện.

"Chúng tôi đã trực tiếp xuống tận nơi nói chuyện với chị N. động viên chị cho con gái đi học vì thời điểm đó cháu cũng đã 8 tuổi, suốt ngày ở trong phòng cùng mẹ, không cho giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, chị N. nói rằng sợ người khác hại con gái mình nên nhất quyết không đồng ý", ông Hải kể lại.

Hai mẹ con vẫn thường cùng nhau đi dạo trong khu đô thị Linh Đàm, nhưng người mẹ không cho ai tiếp xúc với con

Ông Hải cho biết thêm, thời điểm đó gặp cháu H. rất xinh xắn, hoạt ngôn và nhanh nhẹn. Cháu cũng được mẹ dạy chữ, tính toán nhưng không cho tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thời điểm từ 2015 đến nay, cháu trở nên trầm tính, không nói chuyện với ai xung quanh và có nhiều biểu hiện chậm chạp. Khi chúng tôi hỏi: "Cháu muốn đi học không?" thì H. đáp lại "Cháu muốn ở nhà với mẹ".

Căn phòng của mẹ con chị N ngổn ngang đồ đùng

Về hoàn cảnh gia đình của chị N., vị phó chủ tịch phường cho hay, chị N. lấy chồng là anh H. vào năm 2005. Tuy nhiên, hai người lấy nhau không được gia đình đồng ý. Thêm vào đó sau khi sinh cháu H. được khoảng 2 tuổi thì hai vợ chồng đã không còn sống chung.

"Chị N. vốn là thông dịch viên cho đại sứ quán, rất giỏi giang. Tuy nhiên, sau khi sinh con, rồi vợ chồng bỏ nhau, cộng thêm khúc mắc gia đình mẹ đẻ của chị N. Đến khi cháu H. đến tuổi đi học, chị N. không cho con gái đến lớp", ông Hải chia sẻ.

Ông Hải cũng cho hay, sau nhiều lần thuyết phục, có lúc chị N. đã đồng ý cho con đi học tại trường. Nhưng rất nhanh sau đó chị lại thay đổi, không muốn ai tiếp xúc với con mình, luôn luôn lo sợ có người sẽ làm hại con, mang con đi. "Chúng tôi ngồi chờ, thậm chí thuyết phục nhưng chị luôn sợ có người bắt nạt hay làm hại con mình. Chị N. bảo chị tự lo dạy con học được không cần nhờ chính quyền, các cơ quan chức năng. Chúng tôi thậm chí còn báo cáo sự việc lên UBND quận Hoàng Mai tìm hướng giải quyết", ông Hải bày tỏ.

Mỗi khi ra ngoài chị N luôn bắt con đi cùng

Theo ông Hải, chị N. không bao giờ cho con gái tiếp xúc với mọi người xung quanh, mỗi lần tổ dân phố, lãnh đạo phường xuống chị N. chỉ làm việc qua ô cửa. Thậm chí những ngày Tết thiếu nhi, Rằm Trung Thu... tổ dân phố, chính quyền địa phương mang quà cho cháu, chị đầu không nhận, còn nói những thứ đó có hại cho con và vứt đi.

Ông Hải cũng khẳng định thêm, chị N. cư xử bình thường, nhưng cứ nói tới việc cho con đi học, tiếp xúc với mọi người là lập tức chị nổi cáu, quát mắng. Trong căn nhà chị N. cũng có các đồ đạc, học cụ để tự dạy con ở nhà.

Bố cũng không quan tâm tới con gái

Ông Hải cũng chia sẻ, chính quyền nhiều lần mời người nhà của chị N. và cả chồng cũ của chị N. là anh H. để thuyết phục gia đình. Trường hợp nếu chị N. có bệnh thì đưa chị đi khám sức khỏe đồng thời khuyên làm sao cho cháu được đến trường tuy nhiên gia đình không hợp tác.

"Chúng tôi nhiều lần làm việc với cháu bé nhưng rất buồn là dường như anh H. không quan tâm tới con. Chúng tôi cũng đề nghị, việc cháu không được đi học như thế là cháu bị mất quyền lợi. Nếu anh muốn nhận nuôi dạy con gái mình, để cháu không sống cảnh trên thì chính quyền sẽ can thiệp, giúp đỡ tuy nhiên anh H. đều lảng tránh".

Mặc dù có cảnh sát khu vực đi cùng nhưng chị N vẫn đóng cửa và không tiếp xúc với người lạ

Hiện tại chị N. không đi làm ở đâu, hai mẹ con chỉ quanh quẩn ở nhà. Nguồn thu nhập qua xác minh là từ tiền chị gửi ngân hàng. Theo ông Hải, hiện chính quyền chưa có cơ sở pháp lý để có thể giải quyết sự việc vì không nhận được sự hợp tác của gia đình cũng như của chị N.

Sắp tới phường có kế hoạch cho nhóm học sinh tiểu học đến học cùng hằng ngày để làm sao kích thích việc học tập của cháu H. thì có thể sẽ là cách tốt.

Khi gặp chúng tôi, chị N. luôn miệng nói những lời lảm nhảm khó hiểu, chị luôn xua tay và cho rằng không tiếp xúc với những người không quen biết. Kể cả đến khi cảnh sát khu vực rất thân thiện gọi cửa nhưng người phụ nữ này vẫn đóng kín cửa không trả lời.Cùng ngày, đích thân ông Hải cùng đồng chí Thiếu tá Nguyễn Văn Đức, cảnh sát khu vực và một số cán bộ phường đã dẫn chúng tôi đến căn hộ của chị N để hỏi thăm tình hình. Lúc này hiện ra trước mắt chúng tôi là người phụ nữ tóc ngắn, đi cùng chị là đứa con gái gầy gộc, ngơ ngác với mái tóc ngắn như con trai.

Chị N không tiếp xúc và liên tục nói nhảm nhí

Chị Hoài Anh – nhân viên bảo vệ và trông xe ở tầng 1 của tòa nhà, một lần nữa khẳng định, rất nhiều lần đã thấy con gái của chị N khóc lóc cho biết bị mẹ đánh. Bản thân chị Hoài Anh cũng từng chứng kiến những vết máu đẫm trên vai áo bé H, nếu vào mùa hè bé mặc áo cộc tay sẽ lộ ra nhiều vết bầm tím trên người.

Theo Minh Ngọc (aFamily.vn/Trí thức trẻ)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm