Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/04/2014 - 22:18
(Thanh tra) - Chủ trì Hội nghị trực tuyến công tác giảm nghèo toàn quốc chiều ngày 23/4, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo Vũ Văn Ninh yêu cầu phân loại các đối tượng giảm nghèo; thiết kế các gói chính sách để người dân lựa chọn cho phù hợp và vươn lên thoát nghèo, hạn chế bao cấp…
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên
Tỷ lệ tái nghèo cao
Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo của các nước và các huyện, xã nghèo giảm mạnh, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước.
Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao (bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh…. Trong đó, hộ phát sinh nghèo chiếm khoảng 60% trong số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo).
Đáng nói, có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ rệt. Hơn thế, các chính sách này lại chống chéo, trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Quan điểm trông chờ, ỷ lại vào các nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại không ít ở một số địa phương và người nghèo.
Các đại biểu cho rằng, nguyên nhân là do chính sách đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp. Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức chính trị xã hội chưa thường xuyên nhất là trong xây dựng chính sách, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo.
Trong khi đó, một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu sự phân công hợp lý trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, tỷ lệ bố trí vốn phần lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lại đầu tư thiếu tập trung, dứt điểm, còn dài trải, chưa đáp ứng được các tiêu chí xây dựng thôn mới…
Loại bỏ chính sách giảm nghèo chồng chéo, trùng lắp
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết, từ nay đến cuối năm 2015 phấn đấu đạt mục tiêu, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30%.
Theo đó, cần sửa đổi, thiết kế các chính sách phải tương đồng về mức hỗ trợ và cơ chế thực hiện, hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo, nhất là phải quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
“Cần giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm cụ thể, đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo”, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng thống nhất hệ chuẩn nghèo mới theo hướng đa chiều, chuẩn thu nhập và tính đến yếu tố vùng miền; đặc biêt quan tâm giải quyết đất sản xuất cho người nghèo; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Dẫn chứng những khó khăn của địa phương trong việc triển khai thực hiện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Sèn Chỉnh Ly cho rằng, khi ban hành chính sách cần có khảo sát thực tế để bảo đảm tính khả thi, nhất là cần tích hợp chung thành một chính sách cho người nghèo và không nên giao cho từng Bộ, ngành để tránh trùng lắp, chồng chéo.
Ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, chính sách đang còn mang tính cào bằng, chưa khuyến khích người dân tự thoát nghèo. Tỷ lệ tái nghèo cao, thoát nghèo chưa bền vững… Vì vậy, cần phải giảm nghèo nhanh hơn, bền vững hơn; thực hiện toàn diện, trên tất cả các địa bàn, trong đó chú trọng những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Phó Thủ tướng yêu cầu, các Bộ, ngành phải rà soát, gom các chính sách lại để dễ thực hiện, tránh chồng chéo, trùng lắp, nhưng không làm gián đoạn việc thực hiện các chính sách đang hiện hành; đồng thời loại bỏ những chính sách không còn phù hợp. Cùng với đó, phân loại các đối tượng; thiết kế các gói chính sách để người dân lựa chọn cho phù hợp và vươn lên thoát nghèo, hạn chế bao cấp; mở rộng dần chính sách cho hộ cận nghèo….
Trong 5 năm 2006-2010, đã có 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân 7-8 triệu đồng/lượt/hộ; 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 150 ngàn lao động nghèo được dạy nghề miễn phí; 8 triệt lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 2,8 triệu lượt học sinh nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa… Giai đoạn 2011-2013, ngân sách Nhà nước đã bố trí 36.302 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi; 21.937 tỷ đồng để hỗ trợ học sinh nghèo; hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; 3.310 tỷ đồng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động; hơn 2.583 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện cho trên 7 triệu lượt hộ nghèo… Năm 2014, Quốc hội, Chính phủ đồng ý bố trí 6.242 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; hơn 3.036 tỷ đồng cho Chương trình 30a; hơn 3.129 tỷ đồng cho Chương trình 135… |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, đã diễn ra họp báo về Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, một sự kiện có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
T.Thanh
18:48 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, UBND quận Kiến An (Hải Phòng), tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024; phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Kim Thành
18:39 12/12/2024Nam Dũng
17:59 12/12/2024T.Thanh
13:44 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý