Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/09/2019 - 18:55
(Thanh tra) - UBND TP HCM vừa tổ chức hội thảo quy hoạch phát triển bờ kè sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành; các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025.
Cần hạn chế các tòa nhà cao tầng dọc sông Sài Gòn
Tại hội thảo, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết: TP đã phủ kín quy hoạch phân khu, trong đó đã cập nhật quy hoạch mép bờ cao, hành lang bảo vệ bờ sông từ 30m - 60m.
Theo quy hoạch được duyệt, không gian dọc sông Sài Gòn, kênh rạch nội thành có chức năng là cây xanh, công viên và các công trình hạ tầng kỹ thuật. TP cũng đã quy hoạch tuyến du lịch đường thuỷ trên sông Sài Gòn, tuyến buýt sông, dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, quy hoạch 10 phân khu dọc sông Sài Gòn…
Bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như tính định hướng kết nối khai thác tiềm năng cảnh quan không gian 2 bên bờ sông chưa được quan tâm đúng mức, một số đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 gắn với dự án đầu tư xây dựng được duyệt trải qua nhiều giai đoạn nhưng lại thiếu đồng bộ do căn cứ vào các cơ sở pháp lý khác nhau. Tình trạng lấn chiếm hành lang bờ sông để sử dụng vào mục đích cá nhân như xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền, kinh doanh nhà hàng, quán cà phê còn phổ biến nhưng chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.
TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch Kiến trúc TP) cho rằng, công tác quy hoạch cải tạo đô thị cần tiếp cận những phương pháp mới và vận dụng phù hợp vào thực tiễn... Phương pháp tổ chức triển khai các dự án cần phù hợp với định hướng đổi mới trong cách lập quy hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên. Các nguồn lực như doanh nghiệp, cộng đồng và các bên liên quan, cần được điều phối kết hợp, đảm bảo dự án được triển khai một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Còn PGS.TS Nguyễn Hồng Thục thuộc Viện Nghiên cứu định cư và con người thì đề nghị TP xây dựng bản đồ về địa lý thủy văn để điều hành chung, cũng như kết nối TP cũ với sự mềm mại của hạ tầng xanh mới, đồng thời đưa ra quỹ đất phát triển nhưng kiên quyết giữ lại những quỹ đất làm nên hệ sinh thái không thể nào thiếu của TP…
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM Lê Hoàng Châu đề nghị TP chỉ đạo rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch, trước hết là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các kênh, rạch nội thành; không để tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc, lấn át sông Sài Gòn, hoặc biến một phần không gian sông Sài Gòn thành không gian riêng của dự án nhà ở, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông rạch vì lợi ích công cộng, đảm bảo cảnh quan, môi trường và phát triển bền vững…
Bên cạnh đó, thực hiện phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi các quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch (còn lại) để lựa chọn nhà đầu tư khai thác, kinh doanh quỹ đất này có thời hạn.
Cùng với đó, triển khai các dự án trọng điểm về chỉnh trang kênh rạch, di dời, tái định cư, kè bờ, làm đường, theo phương thức đối tác công - tư với hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) theo Nghị định 69/2019/NĐ-CP, như: Dự án Kênh Tẻ - Nam Kênh Đôi thuộc các quận 4,7,8; dự án Rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh; dự án Rạch Văn Thánh quận Bình Thạnh; dự án Kênh Tham Lương - Bến Cát thuộc các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp; dự án Rạch Bần Đôn, quận 7…
Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo hội thảo. Ảnh: TL
Làm tốt quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sông nước đối với TP HCM là một tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, nó là điều kiện để TP trong quá khứ và phải sử dụng để phát triển trong tương lai. Do đó, phải có quy hoạch sử dụng sông nước gắn với quy hoạch khai thác kè bờ sông và sử dụng đất ven sông phải là định hướng chiến lược.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu ra 7 nhóm công việc cần phải làm trong thời gian tới. Đó là có chuyên đề nghiên cứu sâu về kinh nghiệm quốc tế trong việc quy hoạch phát triển ven sông bao gồm làm kè, quy hoạch đất ven sông. TP phối hợp với các chuyên gia mô phỏng việc ngập, thoát nước của TP; từ đó khẳng định lại định hướng, giải pháp vĩ mô của TP trong việc chống ngập. Cùng với đó, làm rõ giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật trong việc xây kè của sông, đặc biệt là đa chức năng trong thời gian vừa qua…
Bên cạnh đó, định hướng, phân loại chức năng của hệ thống sông, kênh rạch TP; trong đó cần làm rõ chức năng giao thông, thoát nước, nơi sinh hoạt của cộng đồng, các dự án kinh doanh ven sông.
Giới thiệu một số mô hình, bài học ở TP đã và đang làm quy hoạch kè bờ sông và phát triển quỹ đất ven sông vừa qua. Ngoài ra, từ thực tiễn TP rà soát những xung đột thuộc bất cập pháp lý giữa những quy định liên quan ngành quy hoạch, ngành xây dựng, ngành giao thông và nếu cần điều chỉnh đề xuất TP…
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết: Sắp tới, TP tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh đề án trở thành đề án quy hoạch phát triển bờ kè sông, kênh rạch nội thành TPHCM. Đồng thời, TP xây dựng khung pháp lý phát triển và quy chế quản lý thống nhất, đồng bộ, làm rõ trách nhiệm từng cơ quan Nhà nước, rõ vai trò tham gia của người dân và doanh nghiệp, có biện pháp chế tài đủ mạnh để triển khai thực hiện quy chế này.
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới bờ kè của TP. Cụ thể, có những vùng chức năng cụ thể để làm; triển khai kêu gọi đầu tư một số dự án trọng điểm của TP. Phát triển hệ thống bờ kè làm theo phương châm đi từ thấp đến cao, từ làm đường đất, đường đê, làm đường đá và sau đó là đường nhựa; Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp cùng làm, tức là hiến đất làm đường, làm bờ, làm kênh, trồng cây ven bờ, tham gia quản lý bờ kè, giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh. Xây dựng vùng đệm bảo vệ bờ kè cũng như khai thác quỹ đất có hiệu quả nhất để triển khai các hệ thống hạ tầng.
Thiên Lý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình