Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/09/2022 - 18:33
(Thanh tra) - Giá xăng dầu đã tiếp tục giảm thêm hơn 600 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 21/9. So với mức giá đầu năm nay, giá xăng dầu đều đã xuống thấp hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/lít. Điều này không chỉ giúp giảm phần nào áp lực về chi phí cho doanh nghiệp mà với nhiều mặt hàng tiêu dùng cũng đã tiếp tục giảm nhẹ. Người dân không còn nỗi lo giá hàng tiêu dùng, thực phẩm tăng cao tại các chợ.
Tại kỳ điều hành ngày 21/9 của Liên Bộ Công thương-Tài chính, giá xăng E5 RON 92 về 21.780 đồng/lít (giảm 450 đồng/lít), xăng RON 95-III là 22.580 đồng/lít (giảm 630 đồng/lít). Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Cụ thể, dầu diesel là 22.530 đồng/lít, giảm 1.650 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 22.440 đồng, giảm 1.970 đồng, dầu mazut có giá 14.650 đồng/kg, giảm 380 đồng.
Như vậy, so với mức giá đỉnh điểm hơn 32.000 đồng/lít hồi giữa năm, giá xăng đã giảm khoảng 30%. Mức giảm mạnh này giúp cho thị trường hàng hóa, thực phẩm giữ ở mức thấp và nhiều kỳ vọng giảm tiếp trong thời gian tới.
Khảo sát tại chợ Mơ, chợ 8-3 Hà Nội sáng nay, ngày 22/9 cho thấy, giá nhiều mặt hàng như: thịt, cá, hải sản và rau củ quả đã tiếp tục giảm nhẹ so với đầu tháng 9 này.
Cụ thể, thịt bò giá từ 210.000-230.000 đồng/kg (tùy loại), giảm khoảng 20.000 đồng/kg, thịt gà làm sẵn 120.000 đồng/kg, giảm 20.000/kg so với đầu tháng; thịt lợn 100.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg; sườn non từ 120.000 đồng/kg; thịt gầu bò 240.000 đồng/kg, thịt bò phi lê 300.000 đồng/kg, tôm từ 240.000-380.000 đồng/kg, giảm từ 10.000-30.000 đồng/kg...
Bà Trần Thị Yến, tiểu thương kinh doanh thịt tại chợ đầu mối phía Nam cho biết, các mặt hàng thịt, cá đều đã giảm so với tháng trước từ 5-7% và tiếp tục giảm nhẹ so với đầu tháng 9 này. Dù vậy, hiện nay giá thực phẩm vẫn còn ở mức cao hơn so với hồi đầu năm. Với diễn biến giá xăng và các chi phí vận chuyển được kiểm soát, giá cả về cuối năm có thể sẽ chỉ tăng nhẹ do nhu cầu thời vụ, chứ không tăng mạnh như nhiều năm.
Với rau củ quả, mức giảm giá có chậm hơn nhưng hiện nếu so với thời điểm tháng trước, mức giảm giá theo đánh giá của các tiểu thương là rất tốt. Giá hành lá hiện chỉ còn từ 42.000 - 45.000 đồng/kg, giảm từ 15.000 - 17.000 đồng/kg; cà chua từ 17.000-18.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với đầu tháng; bắp cải từ 17.000-18.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng; khoai tây 18.000 đồng/kg, giảm tiếp 2.000 đồng...
Bà Nguyễn Thu Cúc, chủ đầu mối rau xanh tại chợ đầu mối cho hay, so với tháng trước, mức giảm giá các mặt hàng rau củ khoảng 10-15%, các mặt hàng này giảm giá chậm và mức giảm cũng thấp hơn các mặt hàng thịt cá. Lý giải vấn đề này, theo bà Cúc, ngoài việc lý do thời tiết, khiến nguồn cung ứng gặp hạn chế, thì tại các nhà vườn, mức giá chào bán ra vẫn còn cao, do giá chi phí sản xuất rau củ chưa giảm được, như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...
Theo chủ cửa hàng Bún ốc tóp mỡ tại Bạch Mai - cô Lê Thị Lý, mỗi ngày nhà hàng lấy khoảng 20kg thịt bò, hàng chục kg hành, cà chua,... "Mỗi mặt hàng chỉ cần giảm nhẹ vài nghìn đồng/kg thì tổng chi phí đầu vào cũng đã giảm được vài trăm nghìn/ngày. Mặc dù so với mức giảm giá xăng thì giá các mặt hàng thực phẩm vẫn chưa giảm tương ứng, nhưng như vậy cũng là rất tốt rồi, người dân không còn lo lắng về chi phí khi đi chợ, ăn uống hàng ngày".
Cũng theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Mơ, khách mua hàng tại chợ Mơ - Hà Nội, giá cả những tuần vừa qua đã giảm nhưng vẫn còn chưa như mong muốn. Dù vậy, mức giảm 10-15% tùy mặt hàng cũng đã là rất ổn so với tháng trước. Chi phí cho lương thực, thực phẩm giảm cùng với xăng xe giúp mỗi tuần bớt ra được 150.000 - 200.000 đồng. Nhờ đó, gia đình có điều kiện để cải thiện bữa ăn, mua thêm đồ dùng cho các con.
Mức giá giảm chưa được như mong muốn, song theo các chuyên gia, vấn đề này không phải các đầu mối, bán lẻ tại chợ quyết định. Giá xăng giảm nhưng chủ yếu tác động mạnh tới các ngành vận tải, trong khi giá cả tiêu dùng tại các chợ được quyết định bởi thị trường, nguồn cung ứng và nhiều chi phí sản xuất khác.
Theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, về cuối năm, các mặt hàng tiêu dùng có thể sẽ tăng giá trở lại. Do vậy, các cơ quan, ban ngành cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, điều hành giá, đặc biệt là tăng cường nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường, kiểm soát chặt hơn các trường hợp tăng giá bất hợp lý. Những tháng cuối năm tới đây, việc kiểm tra, kiểm soát và bình ổn thị trường càng cần thiết làm mạnh hơn.
Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) nhận định, sau khi trải qua 24 lần điều chỉnh giá, với 10 lần giảm, giá mặt hàng xăng, dầu đã ghi nhận mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, mang những tác động tích cực đến đời sống của người dân. Người tiêu dùng phấn khởi, không còn lo giá thực phẩm tăng theo giá xăng khiến việc chi tiêu khó khăn.
Cùng với giá vận tải, giá tiêu dùng thực phẩm giảm, mặt hàng gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng có những biến chuyển theo đà giảm của giá xăng. Cụ thể, giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/9 tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tiếp và là lần thứ sáu trong năm 2022, với tổng mức 104.000 đồng/bình 12 kg...
Đức Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà