Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

F0 tăng cao, Hòa Bình kích hoạt Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng

Hồng Bài

Thứ hai, 07/03/2022 - 08:00

(Thanh tra) - Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hòa Bình, lũy kế đến ngày 06/3/2022, tổng số ca mắc Covid-19 trên địa bàn là 93.028 trường hợp đã được cấp mã bệnh, trong đó có 79 ca tử vong.

Vượt qua mọi khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Công ty TNHH Sản xuất may mặc Esquel, KCN Lương Sơn vẫn duy trì sản xuất.

Đáng chú ý, từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình liên tục tăng cao. Trong đó, số ca tại cộng đồng chiếm tỷ lệ trên dưới 80% số F0 trong ngày. Đặc biệt từ ngày 20/2 đến nay (6/3), số ca mắc mới trong ngày luôn ở mức 2.300 đến hơn 2.800 ca, đỉnh điểm là các ngày: 23/02 (2.596 ca), 02/03 (2.599 ca), 03/03 (2.610 ca). 04/03 (2.591 ca); 5/3 (2.799 ca); 6/3 (2.877 ca.

Những địa phương có số ca mắc mới trong ngày cao là: TP Hòa Bình 813 ca; Lương Sơn 372 ca; Kim Bôi 490 ca; Lạc Sơn 427 ca. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, dịch Covid-19 đã thâm nhập mạnh vào trường học, tỷ lệ học sinh, giáo viên bị mắc Covid-19 ngày càng cao.

Một số trường học, cấp học ở TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy đã cho học sinh nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến.

Tại các khu công nghiệp (KCN), tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chỉ tính từ tháng 11/2021 đến ngay (6/3/2022), các KCN đã có hơn 2.200 ca F0.

Số ca mắc Covid-19 tập chung nhiều ở KCN Lương Sơn. Do số lao động bị F0 nhiều nên một số công ty phải tạm ngừng sản xuất như: Công ty Doosung Tech phải tạm ngừng việc 3 ngày; Công ty Boshine ngừng 7 ngày.

Ban Quản lý các KCN tỉnh phân công cán bộ theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19, có báo cáo cụ thể số ca mắc trong ngày của từng công ty. Phối hợp với huyện Lương Sơn thành lập Trạm Y tế lưu động tại KCN để hỗ trợ các công ty phòng, chống dịch, rà soát phát hiện các trường hợp F0, liên hệ với các xã trong tỉnh và Hà Nội để đưa số F0 về theo rõi tại địa phương.

Khó khăn lớn nhất của các công ty là tình trạng thiếu bộ thử Covid-19 cho công nhân. Vì số lao động bị nhiễm Covid-19 hàng ngày tăng cao nên dẫn đến tình trạng thiếu lao động cục bộ, việc tuyển dụng lao động khó khăn. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị y tế cơ sở đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho các đối tượng, đặc biệt là nhừng đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao: người cao tuổi, có bệnh nền và những đối tượng là người dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.

Đà Bắc là huyện miền núi, trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số. Đến đầu tháng 3/2022, Đà Bắc đã tiêm vắc xin cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên đạt hơn 99,9%

Được biết, tỷ lệ bao phủ vaccine của Hòa Bình rất cao. Cụ thể, tính đến ngày 6/3, tỷ lệ bao phủ vaccine từ 18 tuổi trở lên được tiêm 01 mũi đạt 99,99%; tiêm 2 mũi đạt 95,47%; tiêm 3 mũi đạt 60,09%. Số từ 12 đến 17 tuổi, được tiêm 1 mũi đạt 99,02%; tỷ lệ tiêm 2 mũi đạt 92,9%.

Cùng với độ bao phủ vaccine cao, tỉnh Hòa Bình đã triển khai 3 loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đến các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh để cung ứng cho người dân là đối tượng nhiễm bệnh (F0).

Đây là yếu tố quan trọng để Hòa Bình chuyển hướng từ phát hiện, ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch, chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, nhưng tuân thủ nghiêm nguyên tắc: “5K+vaccine, thuốc và ý thức của người dân” như chỉ đạo của Thủ tướng.

Cùng với đó, Hòa Bình chú trọng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không chủ quan lơ là, coi thường dịch Covid-19, quản lý chặt chẽ đối tượng F0, F1 nguy cơ cao, ngăn chặn gia tăng F0 trong cộng đồng.

Do số FO tăng cao, số tử vong do Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 24/2/2022, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng. Trung tâm đặt tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, có quy mô 100 giường với nhiệm vụ: Tiếp nhận, điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch cần can thiệp thở máy, ECMO, lọc máu, phẫu thuật, thủ thuật, điều trị chuyên khoa… từ các huyện trong tỉnh Hòa Bình chuyển đến. Mục đích vừa điều trị các bệnh lý nặng, vừa đảm bảo khống chế không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Trung tâm chủ động thiết lập mạng lưới, hỗ trợ chuyên môn cho khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện, trung tâm y tế trong vùng được giao phụ trách. Hiện nay BVĐK tỉnh Hòa Bình đã xây dựng xong cơ cấu tổ chức trung tâm.

Giám đốc BVĐK tỉnh kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng. Đây là Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng”. Trung tâm thuộc mạng lưới hồi sức tích cực quốc gia, đặt dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế và chỉ đạo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Đầu tháng 3/2022, Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 vùng tỉnh Hòa Bình sẽ được kích hoạt.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm