Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đưa nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Thứ ba, 10/01/2012 - 06:17

(Thanh tra)- Trong khuôn khổ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã xây dựng chiến lược việc làm giai đoạn 2011 - 2020 nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho phần lớn lao động, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, đến năm 2010, chúng ta đã giải quyết việc làm cho gần 16 triệu lao động, lực lượng lao động dồi dào cho trên 50 triệu lao động với năng suất lao động tăng bình quân gần 5%/năm và mức tiền lương tối thiểu tăng 20%/năm. Bên cạnh đó, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm ngày càng hoàn thiện và phát triển, đặc biệt từ khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, các nhà quản lý và các đối tác xã hội về các vấn đề và thách thức liên quan đến việc làm. Qua đó huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, kết nối cung - cầu lao động hiệu quả hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, mặc dù thời gian qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm nhưng Chiến lược vẫn bộc lộ nhiều hạn chế khi hiệu quả tạo việc làm chưa cao, thu nhập của người lao động chưa bảo đảm cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị và sự thiếu hụt việc làm ở khu vực nông thôn; dịch chuyển cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp. Trong thời gian tới, việc làm vẫn là yêu cầu bức xúc của Việt Nam.

Chính vì vậy, chiến lược việc làm giai đoạn 2011 - 2020 là sự cụ thể hoá những chủ trương, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 trong lĩnh vực việc làm; đồng thời hướng tới thực hiện các mục tiêu về việc làm bền vững cũng như các tiêu chuẩn về việc làm theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các nội dung trong chiến lược bảo đảm hai yếu tố, đó là đối thoại xã hội (gồm các ngành và tổ chức có liên quan) và bình đẳng giới. Theo mục tiêu đã đề ra, chiến lược việc làm giai đoạn 2011 - 2020 sẽ tập trung thực hiện: Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm; giảm tỉ lệ lao động phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020; năng suất lao động hằng năm tăng 4%, giảm tỉ lệ lao động làm việc trên 40 giờ xuống còn 35% vào năm 2020...

Đề cập đến những thách thức đối với việc làm trong giai đoạn tới, bà Phan Ngọc Mai Phương, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, ngoài những thách thức được đề cập trong Chiến lược việc làm giai đoạn 2011 -2020, phải đặc biệt nhấn mạnh một số điểm đặc biệt, như: Mức gia tăng lớn của lực lượng lao động (khoảng 1 - 1,1 triệu người/năm) và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp (ước tính lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm 500.000 - 600.000 người/năm) tiếp tục tạo sức ép lớn về việc làm; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao; chất lượng việc làm thấp. Bên cạnh đó, vì phần lớn là việc làm giản đơn, năng suất thấp nên thu nhập của người lao động, nhất là nông dân và khu vực nông thôn thấp. Do đó, mức sống chậm được cải thiện, ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội.

Nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, hiện chúng ta vẫn thiếu các chính sách mạnh mẽ hơn về khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; thiếu sự gắn kết giữa các chính sách kinh tế - xã hội trong giải quyết việc làm; thiếu các chính sách phát triển thị trường lao động… nên kết nối giữa cung và cầu chưa hiệu quả.

Dựa trên cơ sở những mục tiêu và thách thức của Chiến lược việc làm 2011 - 2020, nhiều giải pháp đã được đưa ra, cụ thể: Hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật việc làm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tiền lương dựa trên cơ chế ba bên và việc nâng cao năng lực các cơ quan Chính phủ và các đối tác xã hội trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách pháp luật về việc làm. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động thông qua việc quản lý hiệu quả việc đào tạo qua hình thức cung cấp đào tạo trực tiếp và hệ thống hợp đồng. Cải thiện chất lượng và đa dạng hoá các chương trình giáo dục bậc cao để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang xã hội tri thức. Hỗ trợ và bảo đảm sự tham gia của tất cả các nhóm đối tượng vào thị trường lao động, cải cách hệ thống an sinh xã hội và tăng cường hiệu quả, phạm vi bao phủ của các chương trình bảo hiểm xã hội và các trợ cấp bằng tiền khác. Tích cực triển khai và cụ thể hoá chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề góp phần đưa đề án phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 để nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và lợi thế cạnh tranh quốc gia.


Hà Linh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm