Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/03/2014 - 12:38
(Thanh tra) - Đó là phiên tòa hình sự sơ thẩm vừa được đưa ra xét xử công khai tại Tòa án nhân dân TP Thái Bình, trong vụ án mà bị cáo Đỗ Đức Dương bị truy tố với tội danh: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 140 Bộ luật Hình sự (BLHS) với khung hình phạt tù từ 7 đến 15 năm.
Tòa án nhân dân TP Thái Bình có thể coi là một điểm sáng về mô hình xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Ảnh: T.An
Cuối cùng sau khi xem xét toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, Tòa tuyên xử bị cáo chỉ thỏa mãn tội "sử dụng trái phép tài sản", phạt bị cáo 1 năm 6 tháng tù giam.
Hội đồng Xét xử khách quan, công tâm, tôn trọng, lắng nghe
Việc tranh tụng tại phiên tòa có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ là sự đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác dụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử, xác định được bản chất của vụ án. Triển khai Nghị quyết 49, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại tòa.
Điểm sáng đến từ một phiên tòa hình sự sơ thẩm được đưa ra xét xử công khai những ngày đầu năm 2014 mới đây tại Tòa án nhân dânTP Thái Bình, trong vụ án mà bị cáo Đỗ Đức Dương bị truy tố với tội danh: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 140 BLHS với khung hình phạt tù từ 7 đến 15 năm.
Tại phiên tòa, Hội đồng Xét xử (HĐXX) đã thể hiện được sự khách quan, công tâm, tôn trọng, lắng nghe và ghi chép ý kiến của cả Kiểm sát viên, luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm đối lập nhau. Bị cáo/luật sư và đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cùng tranh luận, đối đáp để xác định sự thật khách quan vụ án.
Phần hỏi đáp của phiên tòa, vị Chủ tọa đã thực hiện xét hỏi một cách toàn diện nội dung vụ án theo đề cương đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và linh hoạt xử lý các vấn đề mới được phát sinh. Trong phiên tòa, thẩm phán đã thực hiện tốt vai trò là người phán xét, là trọng tài giữa phần hỏi mang tính buộc tội của VKS và phần hỏi mang tính gỡ tội của luật sư. Chủ tọa đã chú ý lắng nghe các câu hỏi của kiểm sát viên cũng như của luật sư bào chữa, nhắc nhở nếu có câu hỏi chưa phù hợp, các câu hỏi lặp lại. HĐXX đã tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Trong khi đó, phần tranh luận tại phiên tòa, Thẩm phán Chủ tọa đã thể hiện tốt được vai trò là người điều hành phần tranh luận giữa kiểm sát viên và luật sư bào chữa. Tại phiên tòa hình sự này, để việc tranh tụng công khai, dân chủ, đạt hiệu quả cao, vị Chủ tọa đã đề nghị kiểm sát viên phải tranh luận trở lại, trả lời các ý kiến mà luật sư đưa ra, bày tỏ quan điểm cụ thể, không né tránh hoặc trả lời chung chung, không lặp lại các câu hỏi cũng như phần lập luận đã được trình bày.
Không hạn chế thời gian tranh tụng
Diễn biến phiên tòa từ phần hỏi đáp cho tới phần tranh luận, đối đáp, các tình tiết, chứng cứ trong vụ án được phân tích, mổ xẻ, làm rõ một cách thận trọng, thấu đáo. Nhiều tranh luận của luật sư được HĐXX ghi chép, xem xét, chấp nhận vì phù hợp với quy định pháp luật và có tính thuyết phục.
Chẳng hạn, như trong phần tranh luận, khi vị đại diện VKS hỏi lại luật sư rằng: “Luật sư khẳng định rằng bản chất giao dịch giữa bị cáo Dương và Phạm Hoàng Lân là giao dịch vay tiền là phiến diện, suy diễn”. Luật sư đã phản bác: “Trong trường hợp này, nếu là giao dịch mua bán xe thì đáng ra giấy vay tiền phải viết là Lân nợ bị cáo Dương chứ sao lại là Dương nợ tiền Lân. Tôi bán xe cho anh 200 triệu đồng, anh mới trả tôi 100 triệu đồng thì anh phải viết giấy nợ tiền tôi, chứ sao tôi lại phải viết giấy vay tiền anh. Đó mới là logic”.
HĐXX đã không hạn chế thời gian tranh tụng giữa kiểm sát viên và luật sư bào chữa, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình. Do đó nhiều tình tiết quan trọng đã được làm sáng tỏ tại phiên tòa mà hồ sơ vụ án đã không thể hiện hoặc chứng minh được.
Diễn biến phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ giữa những người tiến hành tố tụng, sự bình đẳng giữa luật sư và đại diện VKS trong việc đưa ra tài liệu, chứng cứ, thể hiện quan điểm tranh tụng, đối đáp. Luật sư/bị cáo và đại diện VKS cùng tranh luận để xác định được bản chất của vụ án.
Sau trọn một ngày xét xử, Tòa án đã nhận định và đưa ra phán quyết cuối cùng căn cứ chủ yếu vào kết quả hỏi đáp tại phiên tòa, kết quả tranh tụng công khai, các tình tiết được xác định trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án, cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội cho bị cáo.
Tòa tuyên xử bị cáo không phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Khoản 3 Điều 140 BLHS theo truy tố của VKS TP Thái Bình, hành vi bị cáo chỉ thỏa mãn tội sử dụng trái phép tài sản, đồng thời tuyên phạt bị cáo 1 năm 6 tháng tù giam.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Phú Thắng, đại diện quyền lợi cho bị cáo cho biết: “Trong quá trình tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, luật sư cũng đã được Thẩm phán và Tòa án nhân dân TP Thái Bình tạo nhiều điều kiện rất thuận lợi để thực hiện tốt chức năng, phận sự của luật sư bào chữa.Việc nhanh chóng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, tiếp cận kịp thời và toàn diện tài liệu, hồ sơ của vụ án; được Ban Giám thị trại tạm giam tạo điều kiện tiếp xúc bị cáo… đã thể hiện một phần của việc thấm nhuần tinh thần cải cách tư pháp.
Bên cạnh khá nhiều ưu điểm nêu trên, phiên tòa vẫn còn tồn tại một số vướng mắc đã được đề cập rất nhiều, cần được từng bước khắc phục để tiến tới thực hiện đúng đủ tinh thần của Nghị quyết 49/NQ-TW đó là việc bố trí chỗ ngồi phòng xử án cần đảm bảo vị thế ngang bằng giữa luật sư và kiểm sát viên.
Rõ ràng, phiên tòa hình sự sơ thẩm nêu trên đã phát huy được tác dụng của một “Mô hình tranh tụng” đang thay thế dần cho “Mô hình xét hỏi” tồn tại từ lâu nay tại hệ thống Tòa án của Việt Nam. Đúng như lời của luật sư bào chữa trong lời kết của bản luận cứ: “Việc HĐXX cho phép bị cáo không hạn chế thời gian được tự bảo vệ cho mình, được đưa ra quan điểm, lập luận đã thể hiện được sự văn minh của một phiên tòa trong một xã hội văn minh, tiến bộ”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền