Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dân bức xúc vì không đi đường vẫn phải trả phí

Thứ năm, 15/12/2016 - 10:18

Nhiều lái xe các tuyến phía nam Quảng Trị bức xúc vì vẫn phải trả phí gộp cho 2 tuyến đường nâng cấp quốc lộ 1A theo hình thức BOT dù chỉ đi trên một tuyến.

Mức phí qua trạm BOT tại Quảng Trị tăng do phải thu thêm phí cho một tuyến nâng cấp quốc lộ 1A khác. Ảnh: Hoàng Táo

Từ ngày 13/12, trạm thu phí BOT của công ty TNHH BOT Quảng Trị đặt trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Triệu Giang (Triệu Phong, Quảng Trị) tăng thêm phí 15.000-40.000 đồng tùy phương tiện. Điều này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người dân, tài xế.

Ông Nguyễn Sinh chạy xe khách tuyến Quảng Trị - Đà Nẵng bức xúc vì không sử dụng tuyến quốc lộ 1A vừa nâng cấp ở phía bắc mà vẫn phải trả phí. “Mùa này mưa gió vốn đã ít khách, tuyến này xe đông mỗi tháng chỉ chạy được 20 ngày, nay tăng phí lên gần gấp đôi khiến nhà xe vô cùng khó khăn. Không đi đường mà vẫn trả tiền là vô lý”, ông Sinh nói.

Tương tự, anh Lê Văn Nam, tài xế xe tải không đồng ý khi mỗi lượt qua trạm phải trả thêm 31.000 nghìn đồng, dù không di chuyển ở tuyến đường phía bắc.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Trị ngày 13-14/12, nhiều đại biểu đề nghị có chính sách cho phương tiện chỉ lưu thông trên tuyến nâng cấp quốc lộ 1A phía nam. Ông Lê Cảnh Biên, đại biểu huyện Triệu Phong cho hay nhiều cử tri thông tin không đồng ý trả phí cho cả 2 tuyến nâng cấp, vì chỉ lưu thông trên một tuyến.

“Đề nghị Sở Giao thông có ý kiến để có ưu đãi cho người địa phương thường xuyên qua lại tuyến đường này, nhưng không đi ra phía bắc. Đi một tuyến mà trả phí cho cả hai là thiệt thòi cho người dân”, ông Biên nói.

Ông Hoàng Gia Đại, Giám đốc công ty TNHH BOT Quảng Trị, cho hay việc tăng mức phí để thu cùng lúc 2 dự án nâng cấp quốc lộ 1A theo hình thức BOT, gồm tuyến từ TP Đông Hà đi thị xã Quảng Trị ở phía nam được khai thác lâu nay, và tuyến Đông Hà đi Gio Linh ở phía bắc mới khánh thành. Việc này được Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính đồng ý, nhằm thu hồi vốn cho chủ đầu tư.

Ông Đại cho hay chưa có chủ trương đưa ra mức vé ưu đãi cho người địa phương, hay các xe chỉ đi tuyến phía nam. "Việc giảm giá vé phải được chủ đầu tư đồng ý và được sự thông qua của Bộ Giao thông", ông Đại nói.

Theo Hoàng Táo/VnExpress

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm