Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/07/2018 - 06:31
(Thanh tra)- Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông, đoạn qua khu dân cư thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ngày càng nghiêm trọng, gây mất đất ở, đất sản xuất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông, đoạn qua địa bàn khu dân cư thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) ngày càng diễn biến nghiêm trọng, gây mất đất ở, đất sản xuất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân nếu không được di dời đến nơi an toàn. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Tỉnh Đắk Lắk đang bước vào mùa mưa, nước sông Krông Bông dâng cao, chảy xiết. Đây cũng là thời điểm nhiều hộ dân thôn 4, xã Hòa Phong sống trong thấp thỏm, lo âu. Ông Huỳnh Tấn Lực, thôn 4, xã Hòa Phong cho biết: trước đây, nhà ông cách mép sông Krông Bông hơn 100 m. Toàn bộ diện tích đất hơn 1 sào được gia đình trồng cỏ, nuôi bò. Những năm gần đây, liên tục xảy ra lũ lớn khiến bờ sông Krông Bông dần “nuốt chửng”, sạt lở đã lấn sát vào móng nhà ở và công trình phụ, đe dọa tính mạng, tài sản của gia đình.
Thôn 4, xã Hòa Phong có 118 hộ chủ yếu là người dân tỉnh Quảng Nam lên làm kinh tế mới, đời sống của các hộ rất khó khăn. Khu dân cư thôn 4 phân bố dọc theo Tỉnh lộ 12, một bên giáp sông Krông Bông, mỗi khi lũ về nước sông dâng cao, xâm lấn vào bờ uy hiếp nhà ở, đất sản xuất. Ông Nguyễn Đức Thành, Trưởng thôn 4 cho biết, trong đợt mưa lũ tháng 12/2017, một hộ dân trong thôn có nhà bị sạt lở, phải di dời đi nơi khác. Hiện có 4 hộ dân của thôn sống cách điểm sạt lở từ 2- 4m có nguy cơ mất đất ở, 30 hộ khác bị mất đất sản xuất do sạt lở bờ sông. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã kiến nghị các cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục sạt lở, ổn định đời sống cho bà con.
Theo Chủ tịch UBND xã Hòa Phong Y Liệu Niê, nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Krông Bông là do trong những năm qua liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ chảy xiết làm thay đổi dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư. Để ổn định đời sống của người dân, hàng năm chính quyền xã đã huy động người dân, lực lượng chức năng đổ đất ngăn chặn sạt lở xâm lấn sâu vào bờ. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở hai bên bờ sông Krông Bông ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đầu năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp kinh phí 800 triệu đồng, cho địa phương đổ đất nắn lại dòng chảy, gia cố tạm thời bờ sông với chiều dài 350m, rộng 12m. Mặc dù vậy, theo ông Y Liệu Niê, việc gia cố bờ sông Krông Bông chỉ mang tính “tạm thời”. Nếu xảy ra lũ lớn, bờ sông sẽ bị sạt lở trở lại. Địa phương đã kiến nghị tỉnh tìm giải pháp khắc phục, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân. Đồng thời, địa phương vận động các hộ dân di dời đến nơi ở mới an toàn nhưng do khó khăn về kinh phí, bố trí đất ở, đất sản xuất nên các hộ vẫn kiên quyết không di dời.
Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông không chỉ làm mất đất sản xuất, hoa màu, nhà ở của người dân mà còn đe dọa trực tiếp đến Tỉnh lộ 12. Theo quan sát của phóng viên, hiện nay, nhiều đoạn bờ sông Krông Bông qua thôn 4 đã bị sạt lở, chỉ cách Tỉnh lộ 12 khoảng 4-5 m, nếu không được gia cố kịp thời, nguy cơ sạt lở gây chia cắt thị trấn Krông Kmar, các xã vùng sâu Cư Bui, Cư Đrăm, Yang Mao, huyện Krông Bông với Quốc lộ 27 hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, thôn 4, xã Hòa Phong là một trong 6 cụm dân cư thuộc “Dự án hỗ trợ di dời khẩn cấp phòng chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trong hai năm 2016-2017” của tỉnh Đắk Lắk. Đơn vị đã nhiều lần phối hợp với UBND huyện Krông Bông khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sạt lở bờ sông. Tháng 1/2018, UBND huyện Krông Bông đã có kiến nghị cho xây dựng 1km bờ kè tại khu dân cư thôn 4, xã Hòa Phong nhằm ổn định mái bờ sông, tránh tác động của dòng chảy ảnh hưởng đến nhà ở của người dân. Kinh phí để thực hiện công trình là 28 tỷ đồng.
Phạm Cường
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng