Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ hội việc làm cho lao động giúp việc tại Đài Loan

Thứ bảy, 21/03/2015 - 10:25

(Thanh tra)- Sau hơn 10 năm không tiếp nhận lao động giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá gần bờ người Việt Nam, tới đây, lệnh cấm sẽ được gỡ bỏ.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Đài Loan Trần Hùng Văn, đối mặt với việc Chính phủ Indonesia không ngừng đề cập việc ngừng cung ứng xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Đài Loan làm việc, Đài Loan cần phải nỗ lực ứng biến trước tình hình. Trong khi đó, Việt Nam là nước có nguồn lao động giúp việc gia đình dồi dào, đặc biệt là Việt Nam đã không ngừng đưa ra những biện pháp xử lý đối với những trường hợp lao động bỏ trốn, hiện tại tỷ lệ bỏ trốn đã được cải thiện rõ rệt.

Tin tức từ trang chủ udn.com Đài Loan cho biết, Bộ Lao động Đài Loan và Ban Quản lý lao động Việt Nam - Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc gỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận đối với giúp việc gia đình và thuyền viên đánh cá gần bờ Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành bàn thảo vào cuối tháng này, tháng 4 sẽ tiến hành đàm phán cấp Bộ trưởng. Nếu mọi việc thuận lợi, nhanh nhất là tháng 4 và chậm nhất là tháng 6 sẽ gỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận lao động Việt Nam.

Bên cạnh đó, văn hóa và sinh hoạt cuộc sống của hai nước khá tương đồng, lao động Việt Nam lại được sự ủng hộ của người dân Đài Loan, trước khi đưa ra lệnh cấm, đã có hơn 20 nghìn lao động giúp việc gia đình làm việc tại Đài Loan. Đến nay, số lượng người già cần được chăm sóc tại Đài Loan ngày càng tăng, lại thêm Chính phủ Indonesia ngừng việc cung ứng lao động sang Đài Loan. Dẫn đến nguồn lao động làm công việc giúp việc gia đình sẽ thiếu trầm trọng.

Theo Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực Đài Loan Lưu Gia Quân, tỷ lệ lao động bỏ trốn của lao động Việt Nam đã giảm từ 10% xuống còn 5%, rõ ràng đã được cải thiện, đồng thời có rất nhiều thương gia Đài Loan đầu tư tại Việt Nam, điều kiện chế độ đãi ngộ tiền lương của Đài Loan cũng rất hấp dẫn, do vậy việc Việt Nam xúc tiến XKLĐ sang Đài Loan, cũng có thể nắm bắt được cơ hội học hỏi về khoa học kỹ thuật.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2015, Đài Loan tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 10.906 người, chiếm 63,4% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tới đây, nếu thỏa thuận mở lại hợp tác lao động trong ngành giúp việc gia đình và thuyền viên đánh cá gần bờ  được thông qua, lao động Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đi làm việc ở Đài Loan.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm XKLĐ tại Hà Nội, việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với lao động giúp việc Việt Nam là một cơ hội tốt cho người muốn đi XKLĐ, đặc biệt là đối với người nghèo và cận nghèo theo chương trình Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020. Mặt khác, Đài Loan là thị trường truyền thống của người lao động Việt Nam, phong tục tập quán cũng như nếp sinh hoạt hàng ngày tương tự Việt Nam, như vậy giúp cho người lao động dễ dàng hòa nhập hơn khi làm việc tại Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết thêm, sau khi Đài Loan ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm giúp việc, Việt Nam đã rất nỗ lực tìm kiếm và khai thác một số thị trường như Ma Cao, Ả rập Xê út… để đáp ứng nhu cầu đi XKLĐ của người lao động. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, sự phát triển của các khu công nghiệp trong các ngành như may mặc, giày da… trong nước đã thu hút số lượng lớn nguồn lao động phổ thông nhất là lao động nữ. Do vậy, e rằng việc tuyển dụng lực lượng lao động để đáp ứng được nhu cầu lớn như thị trường Đài Loan sẽ rất khó khăn.

Chị Thu, 38 tuổi (Bắc Giang) đã từng sang Đài Loan làm giúp việc, hiện đang làm việc cho một gia đình tại khu Trung Hoà, Nhân Chính (Hà Nội) chia sẻ, mặc dù, hiện tại tiền lương giúp việc gia đình tại Việt Nam cũng tạm ổn, nhưng vì muốn có khoản tiền tích luỹ “ra tấm ra món”, lại muốn trau dồi lại vốn ngoại ngữ trước kia, nên sẽ đăng ký đi làm việc tại Đài Loan sau khi lệnh gỡ bỏ lệnh cấm.

Nếu việc tiếp nhận lại lao động giúp việc và lao động thuyền viên tàu cá gần bờ là người Việt Nam được thực hiện sẽ đáp ứng nhu cầu một bộ phận lớn lao động Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Do lao động Việt Nam đến Đài Loan làm việc bỏ trốn nghiêm trọng, ngày 19/5/2004, Bộ Lao động Đài Loan đã quyết định ngừng tiếp nhận lao động thuyền viên gần bờ Việt Nam; tháng 1/2005, tiếp tục ngừng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình do tỷ lệ bỏ trốn cao.

Khi đóng cửa thị trường lao động Việt Nam vào năm 2004, tỷ lệ lao động Việt Nambỏ trốn là 11%, năm 2014 đã giảm xuống còn 5,77%, tình hình bỏ trốn đã được cải thiện đáng kể. Hiện tại, số lượng lao động Việt Nam bỏ trốn còn 19.741 người.

Nguyễn Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm