Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ bảy, 30/10/2021 - 22:32
(Thanh tra) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay diện mạo nông thôn ở các vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Ninh Thuận ngày càng khởi sắc. Khi ý Đảng và lòng dân đồng thuận, bà con được sống, lao động, sản xuất ở vùng nông thôn mới (NTM) yên vui, trù phú.
Bác Ái là huyện nghèo của tỉnh Ninh Thuận đang từng bước thay đổi diện mạo mới. Ảnh: Khoa Lê
Nông thôn mới - sức sống mới - diện mạo mới
Những ngày này, khi về các vùng đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bác Ái như: Xã Phước Đại, Phước Chính, Phước Thành… hay xuôi về vùng đồng bào Chăm ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước… các con đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Vào ban đêm ánh đèn điện chiếu sáng rực khắp các con đường. Đặc biệt, nhiều trường học được đầu xây dựng, nâng cấp khang trang; hệ thống trạm y tế cơ sở được đầu tư bài bản, sẵn sàng chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân…
Để có được thành quả đó, đã có sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Ninh Thuận cùng sự đồng lòng, góp sức chung tay của đồng bào các dân tộc trong những năm qua. Từ đó, “bức tranh” NTM ở vùng đồng bào DTTS đang ngày một đổi mới.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận, hiện nay toàn tỉnh có 32 DTTS với khoảng 144.200 người, chiếm 24,4% dân số. Toàn tỉnh hiện có 28 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó có 15 xã khu vực III, 1 xã khu vực II, 12 xã khu vực I và 1 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và 10 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Trong số các dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Chăm chiếm 12,17%, dân tộc Raglai chiếm 10,39%.
Lâu nay, đồng bào các DTTS tỉnh Ninh Thuận luôn có truyền thống đoàn kết, yêu nước, có bản sắc văn hóa đặc trưng, tiếng nói riêng của mỗi dân tộc; trong đó dân tộc Chăm và dân tộc Raglai theo chế độ mẫu hệ.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các chính sách phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào ngày một đi lên.
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM, bao gồm cả vùng đồng bào DTTS đạt hơn 2.842 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (không tính lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) bình quân/xã tăng gấp 6,55 lần so với giai đoạn 2010 - 2015.
UBND huyện Bác Ái cho biết, sau khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, số tiêu chí đạt chuẩn NTM tăng gần gấp 3,5 lần, đạt trung bình mỗi xã hơn 10 tiêu chí, không có xã dưới 5 tiêu chí.
Ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng bào DTTS trong tỉnh còn được tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ông Quảng Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Phước Chính cho biết: “Hiện nay, hệ thống điện nông thôn tại xã đã đạt chuẩn theo quy định và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân, hệ thống hạ tầng trường học đã được quan tâm đầu tư. Các công trình xây dựng làm thay đổi bộ mặt nông thôn sạch đẹp, phát triển sản xuất và ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
3/3 thôn đã đạt tiêu chuẩn là thôn văn hóa theo quy định, đạt tỷ lệ 100%. Các hội, đoàn thể thực hiện tốt vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để vận động nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTM ở địa phương.
“Mục tiêu đến cuối năm 2021 xã Phước Chính đạt 13/19 tiêu chí. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống như: Giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế. Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 15 triệu/người/năm, hộ nghèo giảm xuống còn 16%”, ông Huấn cho biết thêm.
Ông Katơr Vĩ, thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái vui mừng cho biết: “Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Đảng và Nhà nước nên các tuyến đường đi vào thôn đã được bê tông phẳng lì, mùa mưa không còn lo sình lầy nữa. Kinh tế của bà con chúng tôi cũng ngày càng được phát triển nhờ vào sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Trường học, trạm y tế ở xã được nâng cấp rất khang trang, sạch đẹp. Chúng tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước rất nhiều”.
Phấn đấu đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ
Với phương châm “xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, các cấp chính quyền tại Ninh Thuận luôn quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua “toàn dân chung sức xây dựng NTM”, để tạo sức lan tỏa, tạo sự đồng thuận và tạo khí thế thi đua sôi nổi rộng khắp trong địa bàn dân cư; góp phần thay đổi tư duy từ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước sang tư duy xây dựng NTM do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân là chủ thể thực hiện chương trình.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, để đời sống vật chất và tinh thần đồng bào DTTS ngày một nâng cao, tiếp cận với khu vực đô thị, dự kiến tổng nhu cầu vốn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 4.165 tỷ đồng, bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế, vốn huy động từ người dân và cộng đồng.
Từ nguồn lực trên, tỉnh sẽ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, phù hợp và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; tạo môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Dự kiến đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu khoảng 75% số xã (35 xã) đạt chuẩn NTM. Trong đó ít nhất 15% số xã (7 xã) đạt chuẩn NTM nâng cao và khoảng 5% số xã (2 xã) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời có 85% số thôn vùng khó khăn được công nhận chuẩn NTM theo bộ tiêu chí thôn NTM.
Theo thống kê, hiện nay tại khu vực nông thôn vùng đồng bào ở Ninh Thuận, 100% xã có trạm y tế, trường trung học cơ sở; 100% thôn có điện lưới quốc gia và trên 99% số hộ sử dụng điện thắp sáng; tỷ lệ hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt hơn 90%; tỷ lệ hộ nghèo đồng DTTS hằng năm giảm từ 3 - 4% (trong đó huyện nghèo 30a Bác Ái giảm bình quân 5-6%/năm); tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bào DTTS đạt bình quân 10%/năm.
Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là Ninh Hải và Ninh Phước (nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống). Toàn tỉnh có 16/37 xã đồng bào DTTS đạt chuẩn NTM; trong đó 11 xã vùng đồng bào Chăm và 5 xã vùng đồng bào Raglai.
Tại huyện miền núi Bác Ái (trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Raglai sinh sống), nhờ thụ hưởng chính sách 30 của Chính phủ; đồng thời được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của tỉnh, sự đồng lòng chung sức của cả hệ thống chính trị ở địa phương nên Bác Ái đang từng ngày thay da, đổi thịt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương