Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 26/05/2014 - 09:56
Trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh bận bịu đi làm nên cần lưu ý, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ.
Trong những ngày hè, phụ huynh cần luôn có người giữ trẻ để giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ . Ảnh: HTD
Vào những ngày hè, học sinh được nghỉ học ở nhà, vui chơi nhưng thường cha mẹ, các bậc phụ huynh vẫn bận bịu đi làm, không có người trông trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ từ một đến năm tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể bị các tai nạn trong nhà như dị vật đường thở, điện giật, phỏng, ngạt nước, uống nhầm, chấn thương,… Trẻ lớn hơn có thể bị đuối nước, ong đốt, rắn cắn,...
Sau đây là một số tai nạn thường gặp, quý phụ huynh cần lưu ý phòng tránh:
Dị vật đường thở:
Trẻ ăn dưa hấu có hạt hoặc cắn hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ, ngay cả kẹo mứt… Đặc biệt khi trẻ ăn vừa cười giỡn hoặc khóc dễ bị dị vật đường thở. Phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn có hạt này hoặc khi ăn phải lấy hết hạt ra.
Điện giật:
Do những chùm đèn trang trí trên chậu cây kiểng, nhang điện, đèn hào quang nhấp nháy ở các bàn thờ hấp dẫn trẻ đến tò mò, sờ mó nên bị điện giật. Phòng ngừa bằng cách hạn chế trang trí đèn nhấp nháy hoặc để xa tầm với của trẻ. Các ổ điện được che kín bằng các nút nhựa an toàn.
Phỏng:
Vào ngày hè, trẻ nhỏ ở nhà hay tìm hiểu thế giới xung quanh nên trẻ vướng phải các bình nước sôi, nồi canh nóng trên bàn hoặc kéo khăn bàn làm rơi đổ, gây phỏng trẻ. Cha mẹ cần hạn chế sử dụng khăn trải bàn hoặc phải cố định thật chắc để trẻ không thể kéo rơi đổ, tốt nhất có người giữ trẻ để không cho trẻ “phá” và không cho trẻ vào nhà bếp, để xa tầm với của trẻ các đồ vật, thức ăn uống đang nóng.
Ngạt nước:
Một số gia đình có hồ kiểng non bộ trong nhà gần chân cầu thang, trẻ có thể đến đó và té vào hồ hoặc vào buồng tắm nghịch nước, té vào xô nước hoặc bồn cầu gây ngạt nước. Tốt nhất không thiết kế hồ kiểng trong nhà khi gia đình có trẻ nhỏ, xô nước bồn cầu được đậy nắp hoặc không chứa nước. Trẻ lớn đi bơi ở sông suối, ngay cả hồ bơi không có người lớn đi kèm, theo dõi có nguy cơ bị đuối nước.
Uống nhầm, ăn nhầm:
Trẻ có thể bò, đi quanh nhà và vớ bất cứ thứ gì cho vào miệng chẳng hạn thức ăn trộn thuốc diệt chuột, côn trùng hoặc thuốc an thần, động kinh (phenobarbital, haloperidol...), đưa đến ngộ độc có thể ảnh hưởng tính mạng trẻ. Phụ huynh lưu ý không đựng hóa chất trong các chai nước giải khát hoặc các hóa chất phải để xa tầm với và tầm thấy của trẻ.
Ong đốt:
Trẻ đi chơi ngoài vườn, chọc phá tổ ong, bị ong bay ra tấn công. Phòng ngừa bằng cách phát quang xung quanh nhà, dạy trẻ không chọc phá tổ ong.
Rắn cắn:
Các trẻ ở vùng quê đi chơi ruộng đồng, vườn cây, rừng cao su... bị rắn cắn. Phòng ngừa bằng cách tránh sinh hoạt nơi có nhiều rắn rết hoạt động, mang giày cao ống khi vào rừng, vườn cây có nhiều lá khô - nơi rắn chàm quạp thường ẩn náu hoặc tránh leo trèo cây xanh - nơi có rắn lục xanh lưu trú.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền