Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/05/2014 - 08:05
(Thanh tra)- Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Cái nắng gay gắt và thời tiết hanh khô đẩy những cánh rừng ở khu vực Tây Nguyên đứng trước nguy cơ cảnh báo cháy rừng cấp. Mặc dù công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
Người dân ở xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) đốt nương rẫy. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Ảnh: Trung Đức
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có hơn 152.000ha rừng có nguy cơ cháy cao với hơn 127 trọng điểm cháy. Trong đó, diện tích rừng có chủ là 77 vùng, còn lại diện tích rừng khác do cấp xã quản lý. Mùa khô năm 2013, tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy rừng lớn, gây thiệt hại 411ha rừng trồng tại huyện Chư Pah, chưa kể một số vụ cháy lướt diện tích rừng trồng ở một số địa phương khác.
Còn tỉnh Kon Tum hiện có 40.000ha rừng trồng dễ cháy, trong khi công tác PCCCR cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Trong năm 2013, Kon Tum bị “bà hỏa” viếng thăm 7 lần, làm cháy gần 11ha rừng. Gần đây nhất, vào ngày 28/2/2014, rừng thông tại Tiểu khu 482 thuộc thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện vùng cao Kon Plông bốc cháy ngùn ngụt… Kết quả, 7ha rừng thông bị thiêu rụi hoàn toàn.
Hiện nay, Gia Lai và Kon Tum đang bước vào cao điểm của mùa khô 2014. Người dân đang “ùn ùn” phát nương đốt rẫy, nguy cơ cháy rừng ở nhiều nơi đang ở mức cao nhất. Tại khu vực TP Kon Tum, các huyện Đắk Hà, Đắk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Rẫy và vùng Nam Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), dự báo cháy rừng đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm); các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và vùng Đông Bắc Đắk Glei ở cấp IV (cấp nguy hiểm). Trong khi đó, ở tỉnh Gia Lai, nhiều vùng trọng điểm có khả năng xảy ra cháy rừng cao, như tại lâm phần của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, Ia Ly (huyện Chư Pah), xã Ia Púch (huyện biên giới Chư Prông); các huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Đắk Đoa, Mang Yang, Đắk Pơ, TP Pleiku... cũng đang đứng trước “báo động đỏ”, chỉ cần một bất cẩn nhỏ của người dân trong việc sử dụng lửa như đốt rẫy... cũng gây ra thảm cảnh cháy rừng.
Do đó, việc bảo vệ an toàn, không để xảy ra lửa rừng là nhiệm vụ trọng tâm lúc này tại các tỉnh vùng Bắc Tây Nguyên, bởi diện tích đất rừng được xem là tài nguyên lớn của các tỉnh này.
Còn nhiều bất cập
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù các địa phương đã thực hiện một số biện pháp PCCCR, thế nhưng trong thực tế, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao, do vướng một số khó khăn và bất cập.
Trách nhiệm của một số chủ rừng trong công tác PCCCR chưa cao; một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, nên chưa chủ động, tích cực trong công tác phối hợp ngăn chặn các hành vi phá rừng để khai thác lâm sản và phá rừng làm nương rẫy trái pháp luật ngay tại địa bàn mình quản lý.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nâng cao ý thức, chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR chưa được coi trọng, nên vẫn còn tình trạng người dân thường xuyên đốt thực bì làm rẫy. Đa số người dân đốt nương rẫy không báo chính quyền và kiểm lâm địa bàn để được hướng dẫn, giám sát trong điều kiện thời tiết khô nóng, dễ dẫn tới nguy cơ cháy rừng cao.
Bên cạnh đó, một số người cố tình lấn chiếm đất rừng, phá rừng để sản xuất nương rẫy làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, như việc người dân đốt, phá rừng thông phòng hộ để trồng hồ tiêu xảy ra trên địa bàn xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vào đầu năm 2013, khiến dư luận hết sức bất bình…
Trong khi đó, phần lớn các vụ cháy rừng thời gian qua chưa được xử lý “đến nơi đến chốn” và không tìm ra được đối tượng gây cháy rừng.
Ông Nguyễn Hữu Long, Trưởng phòng Quản lý và Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, cho biết: “Khó khăn lớn nhất trong công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh là diện tích rừng dễ cháy đều nằm ở những vị trí núi cao, đèo dốc, địa hình rất phức tạp nên khi có cháy rừng xảy ra, việc huy động người, xe cơ giới tham gia chữa cháy rất khó khăn. Do đó, việc chữa cháy chủ yếu bằng phương pháp thủ công, hiệu quả không cao. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, tiền công chi trả cho người tham gia chữa cháy rừng là 120.000 đồng, rất thấp so với ngày công lao động bình thường ở địa phương. Vì vậy, khi có cháy rừng xảy ra rất khó huy động người dân tham gia”.
Mùa khô ở Tây Nguyên đang ở giai đoạn cao điểm. Đây chính là lúc chính quyền các cấp ở các địa phương cần tháo gỡ những khó khăn bất cập, tập trung lực lượng, chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng và giảm thiệt hại tài nguyên rừng.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên