Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 10/09/2024 - 09:39
(Thanh tra) - Sáng nay (10/9), Hà Nội ra đã lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ. Mưa lớn, kéo dài khiến khu vực đường 70, đường Phùng Hưng, đường thôn Yên Xá… ngập sâu. Người dân sống ở đây ví von nơi mình ở là "ốc đảo" bởi “cứ mưa to là ngập”.
Xung quanh toà chung cư CT5 Yên Xá ngập sâu, người dân sống ở đây ví von nơi mình ở là "ốc đảo". Ảnh: HH
Trước diễn biến mưa lớn và nước các sông Hồng, sông Tích và sông Bùi dâng cao, trong sáng sớm nay, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ.
Căn cứ vào mực nước sông Nhuệ tại Đồng Quan hồi 6 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 là 4,4 m (mực nước báo động II là 4,4m).
Do đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hà Nội lệnh báo động II trên sông Nhuệ tại địa phận các xã ven đê thuộc các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa.
Trước đó, đêm muộn 9/9/2024, Hà Nội phát đi lệnh báo động 3 trên sông Cầu, sông Tích.
Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố, mực nước sông Cầu tại Lương Phúc lúc 22h40 ngày 9/9 là 8,02m (mực nước báo động 3 là 8m). Do đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố lệnh báo động 3 trên sông Cầu, lúc 22h40 tại các xã ven đê thuộc huyện Sóc Sơn.
Tương tự, mực nước trên sông Bùi tại Trạm Thủy văn Yên Duyệt lúc 17h ngày 9/9 là 7m (mực nước báo động 3 là 7m), Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố lệnh báo động 3 trên sông Bùi tại địa phận các xã ven đê thuộc huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 9/9 nhiều khu vực các huyện ngoại thành đã bị ngập nặng như một số khu vực xã Vật Lại (huyện Ba Vì), xóm Vôi (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai)...
Tại khu vực nội thành, do mưa lớn trong chiều và đêm 9/9, nên nhiều tuyến đường ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập sâu.
Đến sáng 10/9, ghi nhận tại phố Phùng Hưng (Hà Đông), nhiều đoạn nước ngập khoảng 50cm, phương tiện di chuyển khó khăn.
Anh Lê Văn Quân sống ở toà chung cư CT5, Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì chia sẻ: Anh phải ra khỏi ra lúc 6h30 phút để tránh cảnh ngập lụt làm tắc đường. Nhưng xung quanh toà nhà ngập tứ phía. Di chuyển rất khó khăn. Đã quen với cảnh này, nên anh quyết định vượt qua "biển nước". Tuy nhiên, càng đi càng thấy ngập sâu, đường Phùng Hưng, đoạn qua Bệnh viện 103, nhiều phương tiện phải chấp nhận quay đầu.
“Do ngập sâu nên chỉ những xe ô tô gầm cao, xe tải, xe buýt mới đi qua được. Với xe máy gầm cao người dân dắt bộ đi ven đường, xe gầm thấp không thể đi qua. Nhiều xe chết máy la liệt bên đường”, anh Quân cho biết.
Hàng ngày ra khỏi nhà từ 6h sáng, nhưng hôm nay anh Hải, sống ở toà chung cư CT5 Yên Xá phải lùi thời gian lên 7h với hi vọng nước sẽ rút bớt. Nhưng ngoài trời vẫn đổ mưa, xunh quanh bốn phía toà nhà đều ngập sâu. Đi ra rồi lại đi vào, anh thở dài ngao ngán "sống nơi "ốc đảo" khổ trăm bề".
“Xunh quanh bốn bề là nước, việc đi lại khó khăn, nhiều trẻ em phải nghỉ học ở nhà vì ngập lụt đi lại không đảm bảo an toàn. 2 đứa con anh sáng nay cũng nghỉ học vì đường đến trường ngập sâu”, anh Hải nói.
Chủ tịch Hà Nội hoả tốc trong đêm chỉ đạo tâp trung ứng phó lũ lớn trên các sông
Mưa lớn, kéo dài, nước tại các sông dâng cao, trong đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký công điện hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Theo công điện, mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao: Sông Tích, sông Bùi trên báo động 3; sông Cầu, sông Cà Lồ trên báo động 2; sông Đáy trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên; sông Hồng tại trạm thủy văn Long Biên 7,81m (dưới báo động 1 là 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm ngày 10/9).
Để chủ động ứng phó với lũ lớn trên sông, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, thủ trưởng các cấp, các ngành căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.
Đồng thời, chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn 1 người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh