Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 17/06/2018 - 11:11
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, qua hoạt động nghiệp vụ, báo chí đã đưa ra công luận những sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, từ đó “kéo” các cơ quan vào cuộc…
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: HG
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng, xã hội càng phát triển, dân chủ trong xã hội càng cao thì vai trò của báo chí càng quan trọng. Mỗi tờ báo đều xác định trách nhiệm xã hội của mình, tức là thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
“Báo chí vừa cung cấp thông tin, vừa định hướng thông tin cho dư luận. Không chỉ vậy, thời gian vừa qua, chúng ta thấy, báo chí có vai trò rất rõ trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, những hành vi sai trái trong xã hội”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
+ Vậy ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về vai trò của báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?
- Có thể nói, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ án tham nhũng, chúng ta phát hiện đưa ra truy tố, xét xử dường như đều gắn với phát hiện của báo chí. Qua hoạt động nghiệp vụ của mình, báo chí đã kịp thời phát hiện ra những biểu hiện vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực và có loạt bài điều tra.
Khi những sai phạm đó được đưa ra công luận, báo chí đã kéo các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra, điều tra phanh phui nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Cho nên, vài trò phát hiện của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, cũng như các hành vi sai trái trong xã hội rất rõ.
+ Thực tế cho thấy, trong quá trình tác nghiệp, nhất là khi xông pha phanh phui những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, báo chí luôn gặp những “rào cản”, thậm chí còn bị đe dọa, hành hung?
- Rõ ràng, điều tra của báo chí với điều tra của hệ thống các cơ quan tư pháp là khác nhau. Các cơ quan tư pháp được trao cho chức năng, nhiệm vụ để làm công tác điều tra, truy tố, xét xử. Còn nghiệp vụ điều tra của báo chí là điều tra ban đầu, điều tra để phát hiện.
Xét theo góc độ đó, báo chí sẽ có những khó khăn khi tiếp cận sâu với hồ sơ, tìm những chứng cứ cụ thể. Và đúng là trong quá trình hoạt động, các nhà báo đã gặp những khó khăn nhất định.
Nhưng vừa qua, chúng ta có Luật Báo chí (sửa đổi) trong đó đã chú ý hơn việc bảo vệ nhà báo, tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí, của các nhà báo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Như ông nói, chúng ta đã có Luật Báo chí sửa đổi, ngoài ra còn có Luật Tiếp cận thông tin, rồi Luật Phòng, chống tham nhũng… nhưng nhiều cơ quan vẫn không chịu công khai, minh bạch, trả lời báo chí như luật định?
- Đúng như vậy! Có lẽ đây là một tồn tại của hệ thống hành chính. Dường như việc công khai, minh bạch thông tin với xã hội, với người dân nói chung, trong đó có cơ quan báo chí nói riêng còn hạn chế.
Chúng ta có luật như vậy. Chúng ta đã yêu cầu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhưng rõ ràng trong thực tế việc thực hiện thì không như mong muốn. Bản thân người dân vẫn kêu ca khi đến 1 cơ quan công quyền nào đó, tìm hiểu một thủ tục nào đó.
Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa phải đẩy mạnh việc thực hiện luật, vừa phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ cách thức làm việc của các cơ quan công quyền để làm sao phải cởi mở, thân thiện, đáp ứng được tốt yêu cầu của xã hội, của người dân và của cơ quan báo chí.
+ Để cơ quan báo chí, nhà báo yên tâm dấn thân đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, cần phải làm gì, thưa ông?
- Như tôi đã nói, đầu tiên là phải phổ biến, tuyên truyền để xã hội, người dân, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn, công quyền biết, thực hiện đúng luật trong việc tạo điều kiện cho cơ quan báo chí và nhà báo tác nghiệp.
Các cơ quan báo chí, các nhà báo cũng phải nắm chắc pháp luật, khai thác được hết các quy định của luật, cái gì là quyền hạn, trách nhiệm của mình thì dùng hết và dùng có hiệu quả. Trường hợp cần thiết thì có những trình bày, phản ảnh với cơ quan quản lý về những hành vi không tạo điều kiện cho báo chí và nhà báo hoạt động.
Và khi có những hành vi cản trở, không tạo điều kiện cho báo chí, cho nhà báo hoạt động, chúng ta đối chiếu với các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm. Qua đó, cũng tuyên truyền để xã hội, các cơ quan khác biết, tạo điều kiện phối hợp với báo chí tốt hơn.
Bản thân cơ quan báo chí và mỗi nhà báo phải ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. Đồng thời khắc phục những tồn tại từ phía báo chí, từ phía một số nhà báo để tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đối với các cơ quan, xã hội về trách nhiệm hoạt động của mình.
+ Xin cảm ơn ông!
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh