Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 22/03/2014 - 17:49
Theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21-3, quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, tăng 48.000 người so với cùng kỳ năm 2012.
Thị trường lao động Việt Nam đang dư thừa và không đồng đều
Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng cao gấp 4 lần, nhóm trình độ đại học trở lên cao gấp 3 lần tỷ lệ đối tượng thất nghiệp khác.
Cung không gặp cầu
Ông Nguyễn Bá Thắng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong năm 2013, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đã cải thiện so với năm 2012 nhưng chưa có tác động mạnh đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chưa được cải thiện.
Tính riêng quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp (tăng 48.000 người so với cùng kỳ 2012) và hơn 1,2 triệu lao động trong độ tuổi thiếu việc làm. Trong đó, ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ giảm, còn lại tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng cao.
Cụ thể, ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, tỷ lệ thất nghiệp là 7,68%, tăng 1,3 lần so với IV-2012 (tương đương 8.300 người); tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng là 6,74%, tăng 1,3 lần (khoảng 19.200 người); tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là 4,25%, tăng 1,7 lần, nghĩa là có thêm 72.000 lao động thuộc nhóm này bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%.
Điểm đáng chú ý là trong nhóm thất nghiệp, số lao động bị thất nghiệp dài hạn từ một năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 44,2%, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Ông Nguyễn Bá Thắng phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp.
Mặt khác, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này.
Triển vọng 2014
Theo dự báo của bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Viện Khoa học lao động và xã hội - Bộ LĐ-TB&XH phối hợp cùng Tổng cục Thống kê thực hiện, năm 2014, lực lượng lao động của nước ta sẽ đạt 54,87 triệu người.
Trong đó, lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu thế phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế. Ngược lại, lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động làm nghề giản đơn sẽ giảm. Khả năng tạo việc làm của nền kinh tế sẽ tốt hơn so với năm 2013, nhất là ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Tuy nhiên, cơ hội tìm kiếm việc làm của những lao động có trình độ cao chắc chắn vẫn rất khó khăn và dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng như tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trong năm 2014 sẽ duy trì mức ổn định, không cải thiện.
Ông Nguyễn Bá Thắng cho biết, cơ cấu việc làm đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
Qua khảo sát trong quý IV-2013, việc làm trong ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 45,8% tổng cơ cấu việc làm (giảm 1 điểm %), ngược lại việc làm trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ năm 2012. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này khiến nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cao sẽ tăng lên.
Đặc biệt, trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng thì lao động có xu hướng chuyển dịch sang khu vực cá thể, hộ gia đình và hình thức tự làm việc đã tăng mạnh. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực cá thể, hộ gia đình quý IV-2013 là 77,15%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 đến 77,05%. Tỷ lệ lao động tự tạo việc làm là 62,14%, cao hơn quý IV-2012 là 61,81%.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ khuyến khích các mô hình kinh tế cá thể, tự tạo việc làm như vậy và xem đây là một hướng đi cần thiết để người lao động tự kiếm việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay.
Theo TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, gây khó khăn, chậm trễ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2024 - 2025.
Văn Thanh
13:59 11/12/2024(Thanh tra) - Sáng 11/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết quy định về nội dung chi và mức chi Giải Báo chí TP HCM; hỗ trợ tác phẩm báo chí hay, xuất sắc viết về TP HCM.
PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Nguyễn Điểm
13:51 10/12/2024Phương Anh
11:04 10/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV