Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 01/06/2017 - 18:53
(Thanh tra)- Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) có 76 đơn vị sự nghiệp công lập với tổng số 3.747 công chức, viên chức và người lao động. Thực hiện tinh giản biên chế, trong 2 năm (2015, 2016), Bộ này mới giảm được 7 viên chức…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TN
Ngày 1/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập làm việc với Bộ KHCN.
Đội ngũ trẻ, có trình độ nên… khó giảm
Theo báo cáo, giai đoạn 2011 - 2016, Bộ KHCN có 76 đơn vị sự nghiệp công lập với tổng số 3.747 công chức, viên chức và người lao động. Trong đó, có 19 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, 29 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, 28 đơn vị do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên.
Thực hiện tinh giản biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập, năm 2015, Bộ KHCN giảm được 4 viên chức, năm 2016 được 3 viên chức. Từ năm 2017 và các năm tiếp theo đến 2021 dự kiến tinh giản 10% tổng số biên chế so với năm 2015.
"Tinh giản biên chế rất ít, do đâu?”, Phó Thủ tướng hỏi.
Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng giải thích, viên chức nghỉ hưu, đủ điều kiện tinh giản biên chế không đồng đều giữa các năm nên giảm đều theo tỷ lệ hàng năm là chưa phù hợp; số lượng viên chức tự nguyện thực hiện chế độ tinh giản biên chế rất ít.
“Một số đơn vị sự nghiệp trong Bộ mới được thành lập trong 5 năm qua, đội ngũ viên chức mới được tuyển dụng còn trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đáp ứng yêu cầu công việc nên thực hiện tinh giản đối với các đối tượng này là rất khó khả thi”, ông Tùng nói.
Nguyên nhân nữa, là tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp phải gắn liền với nâng cao năng lực tự chủ của đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Tuy nhiên, các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực KHCN nhìn chung rất khó xã hội hóa do nhu cầu thị trường không nhiều.
Chưa hài lòng về báo cáo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: Quan trọng nhất là hiệu quả. Tôi mới thấy hai năm giảm được mấy người, chứ chưa thấy mô hình giảm hay tăng.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TN
Nhiều, chồng chéo, hoạt động rất hạn chế
Nhìn ở góc độ cả nước, tính đến ngày 31/5/2016, có 1.432 tổ chức KHCN công lập với tổng số nhân lực nghiên cứu thuộc khu vực công lập 139.531 người. Thống kê chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, trong 582/1.432 tổ chức KHCN công lập, chỉ có 3 tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư (0,5%); 59 tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên (10%).
Bộ KHCN đánh giá, xét toàn hệ thống, kết quả hoạt động của các tổ chức KHCN công lập rất hạn chế. Số lượng tổ chức KHCN công lập quá nhiều so với nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Trong khi, đầu tư của Nhà nước dành cho hoạt động KHCN còn dàn trải, chưa đủ theo nhu cầu nghiên cứu khoa học của tổ chức. Đáng chú ý, trên 90% số tổ chức KHCN ở các địa phương có số nhân lực dưới 30 người, trong đó nhiều tổ chức có dưới 10 người.
Tại sao nói số lượng tổ chức KHCN công lập quá nhiều? Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chồng chèo thì chồng chéo ở đâu? Đầu tư của Nhà nước dành cho hoạt động KHCN còn dàn trải thì dàn trải ở đâu? Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hỏi.
Dẫn lại con số tổ chức KHCN công lập, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Đắc Hiến thẳng thắn, quá nhiều so với khả năng chi của ngân sách Nhà nước, quá nhiều so với 5 lĩnh vực ngành KHCN. Gần 90% chi cho hoạt động thường xuyên, chỉ trên 10% chi cho hoạt động nghiên cứu. Với cơ cấu chi như vậy rất khó đem lại kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị.
Nhân lực KHCN chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, còn các địa phương khác thì vừa ít, vừa yếu. Chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học còn bất cập, thu nhập còn quá thấp. “Cán bộ làm trong các tổ chức KHCN không đến mức chết đói nhưng đói đến lúc chết”, ông Hiến nói.
Bộ KHCN đề nghị, rà soát chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KHCN công lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương nhằm giảm đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành KHCN.
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh. Ảnh: TN
Phải tìm ra địa chỉ sắp xếp, tổ chức lại hoạt động
Theo Phó Thủ tướng, tổ chức sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập phải hợp lý nhất, cái nào đáng xóa thì xóa, cái nào giải thể thì giải thể. Mục đích quan trọng là nâng cao năng lực, tiềm lực KHCN để đóng góp cho tăng trưởng, phát triển.
“Tổ chức KHCN dưới 10 người thì để làm cái gì? 10 người đó cũng phải có 1 trụ sở, 10 người đó cũng chiếm 1 miếng đất, 10 người vẫn có 1 bảo vệ, 1 lễ tân”, Phó Thủ tướng nêu, chúng ta hiện vừa thiếu người, vừa thừa người. Thiếu thì thiếu người nghiên cứu, thừa là cán bộ quản lý, nhân viên gián tiếp. Nếu không nói được trùng lặp chỗ nào thì sắp xếp lại thế nào?
Chia sẻ về tìm cách phân loại, đánh giá xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hoạt động, kiểm tra, thanh tra, Phó Thủ tướng lưu ý, “phải tìm ra địa chỉ cụ thể, không nên đặt ra mục tiêu từng bước sắp xếp với các con số chung chung. Phải có tiêu chí để sắp xếp các đầu mối và biên chế, không thực hiện giảm hay tăng theo kiểu cơ học. Tương tự như vậy là nêu địa chỉ cụ thể ở các lĩnh vực, đơn vị có thể tự chủ được tài chính”.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian tới, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực đặc thù, nghiên cứu khoa học cơ bản và chỉ tiêu đo lường chất lượng… Còn những lĩnh vực, đơn vị cụ thể mà tư nhân có thể tham gia đầu tư thì phải đổi mới nhanh, mạnh mẽ hơn nữa.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà