Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 08/05/2014 - 10:48
(Thanh tra) - Kết quả tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm của ô tô từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình trong 4 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) công bố cho thấy, có tới 1.130.388 lượt ô tô vi phạm quá tốc độ trên toàn quốc. Đó là chưa loại trừ số lần vi phạm quá tốc từ 80 - 100km/h trên các đoạn đường cao tốc.
Xe khách là một trong những đối tượng có vi phạm tốc độ nhiều nhất qua thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: T.A
19.810 phương tiện vi phạm "kép"
Tính đến hết ngày 30/4, số phương tiện đã truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình về máy chủ tại Tổng cục ĐBVN là 50.364 phương tiện.Trên cơ sở dữ liệu nhận được, kết quả phân tích dữ liệu cho ra 1.130.388 lượt ô tô vi phạm quá tốc độ.
Trong đó, 5.313 lần vi phạm quá tốc độ trên 35 km/h (chiếm tỷ lệ 0,5%+); 63.649 lần vi phạm quá tốc độ từ 20 - 35 km/h (chiếm tỷ lệ 5,6 %); 305.053 lần vi phạm quá tốc độ từ 10 - 20 km/h (chiếm tỷ lệ 27,0%.+); 368.579 lần vi phạm quá tốc độ từ 5 - 10 km/h (chiếm tỷ lệ 32,6%.+) và 387.794 lần vi phạm quá tốc độ dưới 5 km/h (chiếm tỷ lệ 34,3%.+).
Đáng chú ý, có 10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất. Số lần vi phạm tốc độ trung bình là 9,3 lần/1.000km.
Về thời gian lái xe, kết quả phân tích cũng chỉ rõ, 7.942 lần vi phạm thời gian lái xe liên tục quá 4 giờ; 1.904 lần vi phạm thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày.
Trong khi đó, tổng số phương tiện vi phạm "kép" - vi phạm cả quá tốc độ và thời gian lái xe trong tháng 4 là 19.810 phương tiện, chiếm tỷ lệ 39,3% tổng số phương tiện truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục ĐBVN.
Phải có cán bộ theo dõi trực tuyến để kịp thời xử lý vi phạm
Đại diện Tổng cục ĐBVN cho biết, để đảm bảo dữ liệu từ thiết bị được truyền đầy đủ, chính xác và liên tục về máy chủ của Tổng cục, cơ quan này đã thường xuyên yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải (GTVT) kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trên hệ thống với dữ liệu hiện Sở đang quản lý.
Đồng thời, tiếp tục đôn đốc các đơn vị vận tải trên địa bàn chưa có dữ liệu hoặc dữ liệu không đầy đủ phải liên hệ ngay các đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát hành trình yêu cầu truyền dữ liệu của các phương tiện thuộc đơn vị mình về Tổng cục ĐBVN theo quy định tại Văn bản số 510/TCĐBVN-VT ngày 14/2/2014.
Hiện nay, trên hệ thống còn một số Sở GTVT chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu, Tổng cục ĐBVN đề nghị khẩn trương cập nhật dữ liệu vào hệ thống theo yêu cầu tại Văn bản số 890/TCĐBVN-VT ngày 11/3/2014 của Tổng cục ĐBVN để theo dõi, tổng hợp và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
Thực tế, từ ngày 25/4, trên hệ thống máy chủ của Tổng cục ĐBVN bắt đầu thực hiện áp tốc độ tối đa theo sức chứa và loại xe, kết quả phân tích cho thấy số lượng xe vi phạm quá tốc độ tăng lên khá nhiều. Vì vậy, cơ quan này đã đề nghị các Sở GTVT bố trí cán bộ theo dõi trực tuyến để thực hiện nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời đối với các trường hợp vi phạm.
Căn cứ cơ sở dữ liệu đã tổng hợp trên hệ thống, các địa phương phải nghiêm túc, quyết liệt thực hiện nhắc nhở, họp kiểm điểm, ký cam kết không vi phạm tốc độ và thời gian lái xe đối với các đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm. Xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT đối với các đơn vị vận tải có nhiều phương tiện vi phạm. Đặc biệt với các đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ ở mức cao (trong quá trình thống kê để xử lý vi phạm, đề nghị các Sở GTVT bỏ các vi phạm từ 80-100km/h trên các đoạn cao tốc). Tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh việc quản lý lái xe tại các đơn vị vận tải có nhiều vi phạm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà