Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ tham nhũng tại Vifon: Các bị cáo “khóc như mưa” khi nói lời sau cùng

Thứ tư, 27/11/2013 - 08:40

Ngày 26/11, phiên tòa xét xử vụ đại án tham nhũng xảy ra tại công ty Vifon tiếp tục với phần tranh tụng. Đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã bác bỏ mọi bào chữa của các luật sư, khẳng định cáo trạng truy tố là đúng người, đúng tội.

Sự hối lỗi muộn màng của các bị cáo

>>Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Chủ tịch HĐQT và Phó Tổng giám đốc đều… kêu oan! 
>> Đề nghị các mức án trong vụ đại án tham nhũng tại Vifon 

Đúng người, đúng tội

Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền cho rằng, có nhiều vi phạm trong việc xác định chủ thể bị hại và giám định viên. Cụ thể trong quá trình giám định lại thì một chuyên viên của Bộ Tài chính được chọn là giám định viên. Như vậy, Bộ tài chính vừa là nguyên đơn dân sự vừa là giám định viên giám định thiệt hại tài sản của vụ án tại công ty Vifon. Trong khi đó, đại diện VKS TPHCM cho rằng, quan điểm của VKSND Tối cao thì Bộ Công thương chính là nguyên đơn dân sự.

Luật sư Hoài cũng cho rằng, trong phần thủ tục của phiên tòa hôm 21/11, HĐXX cũng đã triệu tập Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không có mặt, còn Bộ Công thương thì từ chối tư cách nguyên đơn dân sự. Tuy vậy, HĐXX vẫn thống nhất quan điểm với VKSND Tối cao và xác định Bộ Công thương chính là nguyên đơn dân sự tại phiên tòa và tiếp tục mời Bộ Tài chính đến tham dự phiên tòa là vi phạm tố tụng.

Đại diện VKS lý giải, Bộ Công thương cũng thống nhất quan điểm với cáo trạng của VKSND TPHCM và buộc các bị cáo phải nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt để sung vào công quỹ. Như vậy, Bộ Công thương xác định tài sản các bị cáo chiếm đoạt cần phải thu hồi chứ không từ chối.

Luật sư Hoài cũng cho rằng số tiền 43 tỷ đồng đã có trong tài khoản của công ty Vifon trước khi cổ phần hóa. Phía công ty Vifon đã nhiều lần báo cáo lên cơ quan chủ quản là Bộ Công thương và Bộ Tài chính nhưng không được hướng dẫn cách xử lý số tiền trên.

Sự tồn tại của số tiền này tại công ty Vifon chính là mấu chốt dẫn đến việc ông Nguyễn Văn Bên viết đơn tố cáo bị cáo Huyền bởi có nguồn tin thân cận cho biết bà Huyền sắp rút số tiền 30 tỷ trong số 43 tỷ trên để tiêu xài cá nhân.

Đại diện VKS TPHCM lập luận rằng, số tiền 43 tỷ đồng nằm trong số tiền 127 tỷ đồng vốn liên doanh là tài sản nhà nước phải nộp lại, Bộ Công nghiệp cũng đã có quyết định công ty Vifon không được kế thừa vốn liên doanh khi cổ phần hóa. Số tiền 43 tỷ đồng là tài khoản nhà nước cần được thu hồi là hoàn toàn chính xác.

Theo VKS, việc truy tố 2 tội danh đối với Nguyễn Văn Bi là có căn cứ, nên bác bỏ lời bào chữa của luật sư Lê Hoàng Nguyên. VKS lập luận, tiền từ quỹ khen thưởng là tài sản nhà nước nhưng việc Bi ký phiếu chi để bù trừ chi phí trước đó, tạo điều kiện cho bị cáo Huyền chiếm đoạt tài sản nhà nước là cố ý làm trái quy định nhà nước. Bên cạnh đó, việc ký thưởng mà không thông qua Công đoàn công ty và không báo cáo với Bộ Công Thương đã phản ánh đúng tội trạng này.

Việc luật sư bào chữa cho rằng Nguyễn Bi không có chiếm đoạt số tiền 2,283 tỷ đồng là không chính xác. Khi còn là Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Bi đã có hành vi gian dối, chỉ đạo Huyền chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt. Bi chỉ đạo cho Huyền lấy số tiền của công ty nên Huyền cũng đồng phạm tội trong hành vi này.

VKS nhấn mạnh, cáo trạng truy tố các tội danh đối với các bị cáo là đúng người, đúng tội.

Bị cáo Huyền khóc như mưa trong lời nói sau cùng

Các bị cáo khóc như mưa

Trong phần nói lời sau cùng, các bị cáo kính mong HĐXX xem xét mà giảm nhẹ hình phạt vì những cống hiến, thành tích của mình tại công ty Vifon trong suốt mấy chục năm qua và đã thành khẩn khai báo, hối lỗi về hành vi sai phạm của mình cũng như đã khắc phục một phần hậu quả.

Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Huyền nghẹn ngào rồi khóc nức nở khi trình bày nỗi lòng của mình với HĐXX. Bị cáo đọc lời nói sau cùng dài đến 5 trang. Không gian tại phòng xử như chật lại, tiếng khóc thút thít của thân nhân, một số người có mặt và lắng nghe giải bày của bị cáo Huyền về quá trình làm việc hơn 30 năm tại Vifon và những khuất tất mà bị cáo kính mong được xem xét, làm rõ.

Sáng 27/11, số phận của những bị cáo liên quan đến vụ đại án tham nhũng này sẽ được định đoạt.

(Theo Dân trí)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm