Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ xung đột mới ở đất rừng Hương Khê

Thứ năm, 19/12/2013 - 07:43

(Thanh tra)- Báo Thanh tra năm 2012, 2013 đã có loạt bài phản ánh tranh chấp rừng và đất rừng ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, “tình hình thực tế quá phức tạp nên chưa giải quyết được dứt điểm...”. Và, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự âm ỉ một nguy cơ xung đột mới!

Các hộ dân trồng rừng Lộc Yên đi thưa kiện. Ảnh: Lộc Nga.

>>Đã xây dựng phương án giải quyết dứt điểm vụ việc
>>Dân lại đốt rừng
>>Cần “vá lỗ hổng” trong quản lý đất rừng
>>Dân “tức nước vỡ bờ”
>> Quan xã “nhắm mắt” điều chỉnh địa giới


Huyện giải quyết là trái thẩm quyền!


Báo Thanh tra từng phản ánh: Ngày 17/1/2013, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê tổ chức lực lượng hàng trăm người chặn các ngả đường vào Tiểu khu 226 thuộc xã Lộc Yên, bảo vệ cho một nhóm người dân xã Gia Phố khai thác hơn 80ha rừng trồng của người dân Lộc Yên, bị người dân Lộc Yên phản đối kịch liệt. 

Sau vụ việc trên, UBND huyện Hương Khê có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin ý kiến chỉ đạo. UBND tỉnh đã giao Thanh tra tỉnh hướng dân trình tự giải quyết. 

Ngày 14/6/2013, Thanh tra tỉnh có Công văn số 186 về việc “góp ý phương án hòa giải tranh chấp đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 226 xã Lộc Yên” khẳng định: “Căn cứ vào Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ về quyền sử dụng đất và các tranh chấp đất đai gắn với tài sản trên đất... tại Tiểu khu 226 huyện Hương Khê thuộc thẩm quyền của TAND. Việc UBND huyện thụ lý giải quyết là trái thẩm quyền...”. 

Theo quan điểm của Chánh án TAND huyện Hương Khê thì các hộ gia đình trồng rừng ở Lộc Yên không phải là chủ rừng mà họ là người ký hợp đồng nhận khoán với Lâm trường Hà Đông để trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và được hưởng tiền công ở các giai đoạn theo các hợp đồng giao khoán. Trong khi đó, các hộ dân trồng rừng Lộc Yên lại cho rằng: Cách viện dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng từ năm 1992 của Chánh án TAND huyện Hương Khê hoàn toàn trái với Quyết định 147/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Xung đột mới

Sau “sự cố” ngày 17/1/2013 của UBND huyện Hương Khê, theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, lẽ ra, UBND huyện đã chuyển hồ sơ sang TAND huyện. Tuy nhiên, UBND huyện đã không làm. Về phía mình, TAND huyện Hương Khê lẽ ra tiếp tục công tác hòa giải giữa người dân và chính quyền, nếu không đạt kết quả, sau đó mới tính đến phương án đưa ra xét xử theo luật định thì vụ việc không đến nỗi đẩy rừng Lộc Yên thành điểm nóng của tỉnh. 

Trở lại rừng Lộc Yên những ngày qua, hơn 80ha đất rừng vẫn bị bỏ ngỏ. Có những vạt đất sau khi khai thác đã có một số hộ dân nhảy dù trồng lại cây rừng. Theo một số người dân của xã Lộc Yên, những người trồng rừng trên phần đất tranh chấp này là người dân xã Gia Phố. 

Nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột mới giữa dân của 2 xã, ngày 28/10/2013, những người dân Lộc Yên đã có đơn phản ánh thực trạng chiếm đất nói trên. Cùng ngày, ông Đinh Hữu Tân, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đã có Công văn số 1157 gửi các cơ quan có thẩm quyền và xã Lộc Yên, xã Gia Phố yêu cầu ngăn chặn nạn trồng rừng tự phát của người dân Gia Phố. Thực tế, không ai ngăn chặn những người trồng rừng tự phát. Điều đó được thể hiện hàng chục ha đất tranh chấp tại Tiểu khu 226 đã được một số người dân Gia Phố trồng cây.

Mới đây, ngày 29/11/2013, các hộ dân Lộc Yên lại bức xúc có đơn gửi Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đề nghị chỉ đạo các hộ dân Gia Phố nghiêm chỉnh thực hiện Công văn 1157 để chờ cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tranh chấp và xung đột.

Điều 6 Quyết định 147/2007 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) “khi trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành; nghĩa vụ, khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80kg/thóc/ha/chu kỳ rừng trồng để xây dựng Quỹ Phát triển rừng trồng của xã và Qũy Phát triển rừng thôn bản, trong đó trích nộp cho mỗi quý là 50%.

Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý Rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng nộp tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra, chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ một khoản gì cho bên giao khoán”.

Căn cứ Điều 6 Quyết định 147/2007 thì rõ ràng các hộ dân trồng rừng của xã Lộc Yên là chủ rừng.

Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm