Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/07/2011 - 11:04
(Thanh tra) - Do có những hục hặc về vốn góp và vốn vay, các đối tác kiện nhau ra toà. Gần một năm trôi qua, bản án đã tuyên hiện có hiệu lực pháp luật nhưng không thể thi hành. Lý do: Cả bên cho vay và bên vay cùng thống nhất tài sản đảm bảo thế chấp bằng một thứ chưa có thật.…
Nếu toà phán quyết tuyên huỷ hợp đồng vay vốn giữa các bên ngay từ lúc thụ lý, vụ án sẽ không phức tạp
Tháng 9/2007 Công ty CP trồng rừng Trường Thành (TTPJSC) được thành lập, địa chỉ số 35 đường Quang Trung, phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐakLak, có vốn điều lệ là 53.191.490.000 đồng, được qui thành 5.319.149 cổ phần. Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Ba bên đối tác gồm, ông Tạ Văn Nam sở hữu 2% gồm 1.063,83 cổ phần; Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Công ty CP Trường Thành) do ông Võ Trường Thành, ngụ 1436D Phạm Thế Hiển, phường 05, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, làm đại diện, sở hữu 51% gồm 2.712.766 cổ phần; Công ty TNHH XD-TM Tân Phát (Công ty Tân Phát) do ông Phạm Hoài Nam, ngụ 41 Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐakLak làm đại diện, sở hữu 47% gồm 2.500.000 cổ phần (tiền góp vốn là tài sản gắn liền với đất gồm rừng trồng trên diện tích 377ha).
Trong quá trình làm ăn với nhau, ngày 21/9/2007, TTPJSC có lập hợp đồng 01-2007, nội dung TTPJSC cho Công ty Tân Phát vay 24,5 tỷ đồng, thời hạn vay 36 tháng, lãi suất 13,2%/năm trả hàng năm, lãi suất quá hạn 150% so với lãi suất trong hạn. Tiền vay được đảm bảo bằng 2.450.000 cổ phiếu do TTPJSC phát hành cho Công ty Tân Phát.
Ngày 10/12/2007 Công ty CP Trường Thành nhận chuyển nhượng của Công ty Tân Phát 532.000 cổ phần với giá 18.000 đồng/cổ phần, tương đương số tiền 9,576 tỷ đồng (điều này cho thấy chỉ sau 3 tháng từ ngày thành lập, mỗi cổ phần đã có giá trị gia tăng là 8.000 đồng), Công ty CP Trường Thành trả trực tiếp cho TTPJSC, cấn trừ bớt phần tiền vay theo hợp đồng 01-2007. Như vậy, đến thời điểm này Công ty Tân Phát còn sở hữu 1.968.000 cổ phần.
Mặt khác, do làm ăn thuận lợi, ngày 17/3/2008, cổ phần tại TTPJSC của Công ty Tân Phát còn được ông Phạm Hoài Nam thoả thuận chuyển nhượng tiếp cho các đối tác tại TTPJSC với giá 28.500 đồng/cồ phần.
Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng, Công ty CP Trường Thành chuyển tiền cấn trừ bớt phần tiền vay theo hợp đồng 01-2007 không thoả đáng. Các bên, vốn là đối tác, chẳng đặng đừng dắt nhau ra toà…
Bản án 44/2010/KDTM-ST ngày 27/5/2010 của TAND tỉnh ĐakLak, tuyên buộc Công ty Tân Phát thanh toán cho TTPJSC số tiền vay còn lại là 19,180 tỷ đồng và lãi gộp trên số vay 24,5 tỷ đồng. Toà cũng tuyên, xử lý 1.968.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu của Công ty Tân Phát để thi hành án.
Bản án 46/2010/KDTM-PT ngày 21/9/2010 của Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng, tuyên giảm bớt gần 3 tỷ đồng tiền lãi gộp. Ngoài ra, Toà phúc thẩm cũng tuyên TTPJSC có quyền yêu cầu thi hành án xử lý tài sản thế chấp là 1.968.000 cổ phiếu do TTPJSC phát hành, Công ty Tân Phát đứng tên để thu hồi nợ.
Sau gần một năm bản án có hiệu lực, Cục Thi hành án dân sự tỉnh ĐakLak vẫn không thể thực thi bản án. Bởi trên thực tế đến nay, Công ty Tân Phát chỉ có cổ phần tại TTPJSC, và TTPJSC chưa bao giờ phát hành cổ phiếu cho Công ty Tân Phát.
Giải quyết gút mắc này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh ĐakLak đã có văn bản đề nghị Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng giải thích án, và được Thẩm phán Hồ Ngọc Bích trả lời: “… số cổ phiếu có dạng như thế nào điều này Công ty Trường Thành và Công ty Tân Phát là người biết rõ, Cục Thi hành án yêu cầu bên đang quản lý số cổ phiếu cung cấp sẽ rõ…” (?)
Cục Thi hành án dân sự tỉnh ĐakLak cũng đã mời nhiều lần, nhiều đơn vị thẩm định như Công ty CP thông tin và thẩm định giá Miền Nam, Công ty CP thông tin và thẩm định giá Tây Nam bộ, Công ty CP thông tin và thẩm định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam - Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên, Sở Tài chính ĐakLak, Phòng Dịch vụ Marketing thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh ĐakLak… để tham khảo giá của tài sản kê biên là 1.968.000 cổ phiếu. Kết quả, các cơ quan này đều kết luận: Tài sản kê biên là 1.968.000 cổ phiếu như án đã tuyên là không thể thẩm định được giá, vì TTPJSC chưa phát hành cổ phiếu.
Vậy là bản án không thể thi hành.
Như hồ sơ thể hiện, giao dịch được hai bên đồng thuận bảo lãnh thế chấp là cổ phiếu. Trên thực tế cổ phiếu là không có thật. Lỗi này rõ ràng thuộc về cả hai bên. Cũng chính vì cổ phiếu không có thật, nên đã đẩy vụ án đến chỗ rối.
Thế nhưng, luật sư Nguyễn Đình Kim, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, sự việc chẳng có gì là rối. Bởi, theo Điều 127 của Bộ Luật Dân sự 2005 qui định “về giao dịch dân sự vô hiệu”, lẽ ra toà cần ra ngay phán quyết tuyên huỷ hợp đồng vay vốn giữa các bên ngay từ lúc thụ lý vụ án. Đồng thời, căn cứ vào Điều 137 của Bộ Luật này quy định “về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, thì hậu quả sẽ phân đôi trách nhiệm, do lỗi đồng thuận của hai bên dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Theo luật sư Kim, Bộ Luật Dân sự 2005 đã qui định rõ vậy. Không hiểu vì sao cả hai cấp toà cứ loay hoay?
Nhã Trân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.
P. B
16:05 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (13/12), Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên phạm vi toàn quốc.
Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Văn Thanh
15:18 13/12/2024Ngọc Giàu
13:51 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng