Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khẳng định vai trò của báo chí

Thứ sáu, 19/10/2012 - 14:16

Trong hai ngày 16 và 17-10, hội thảo “Công tác phòng chống tham nhũng ở địa phương: thực trạng và giải pháp” diễn ra tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).

Ông Đặng Huy Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bìa phải), trao đổi với đại biểu quốc tế tại hội thảo - Ảnh: N.T.

Hội thảo do văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại VN tổ chức.

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo UBND, lãnh đạo cơ quan thanh tra và văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh các địa phương khu vực phía Bắc.

Báo giới lo ngại

Kiến nghị cơ chế pháp lý bảo vệ nhà báo

Trong phần kiến nghị về hành lang pháp lý, chuyên gia tư vấn của DFID đề xuất cần xác định rõ tư cách người tố cáo của nhà báo khi họ đưa tin theo nguồn giấu tên hoặc do họ tự điều tra, vừa để phù hợp hơn với Bộ luật tố tụng hình sự (tại điều 100) vừa nhằm có cơ chế pháp lý bảo vệ họ khi dấn thân phanh phui tham nhũng, bởi Luật tố cáo hiện hành và nghị định 76 vừa ban hành đã không công nhận tố cáo gián tiếp, tức là đã loại trừ tư cách người tố cáo của nhà báo. “Nếu chúng ta mong muốn phát huy tốt vai trò của báo chí trong đấu tranh với các hành vi tham nhũng, cần tạo ra cơ chế an toàn hơn cho các nhà báo” - ông Mai Phan Lợi nhấn mạnh. Trong phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã ghi nhận ý kiến này và cho biết sẽ xem xét để đưa vào cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng tháng 11 sắp tới.


Phát biểu tại hội thảo, đại diện UBND và cơ quan thanh tra một số tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh... đều khẳng định khuyến khích sự tham gia của báo chí, truyền thông để góp phần giảm thiểu nguy cơ và ngăn chặn tham nhũng tại địa phương. Tuy nhiên, một báo cáo được ông Mai Phan Lợi, chuyên gia tư vấn của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID), và nhóm nghiên cứu trình bày tại hội thảo cho thấy: “Qua khảo sát hơn 100 nhà báo ở 12 tỉnh, thành, đa số nhà báo (70%) đánh giá sự hợp tác của chính quyền, cơ quan chức năng với báo chí ở mức thấp”.

Trong bản tham luận có tựa đề “Thách thức và cơ hội đối với báo chí chống tham nhũng ở cấp tỉnh”, ông Mai Phan Lợi đã đưa ra trường hợp nhà báo Hoàng Khương phải nhận án tù sau khi tố giác tham nhũng như một trường hợp vướng mắc về pháp lý.

Ông Lợi nói theo luật VN thì Hoàng Khương đã tác nghiệp vượt quá ranh giới nghề nghiệp, tuy nhiên, nếu nói chủ trương của Nhà nước là khuyến khích tố cáo tham nhũng thì án tù đối với nhà báo này đã tạo nên sự lo ngại cho các phóng viên điều tra ở phía Nam, đặc biệt là các phóng viên chuyên điều tra tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực đang phát triển rất nhanh và ngốn lượng vốn khổng lồ.

Nhóm chuyên gia của DFID đã tổ chức tọa đàm bàn tròn về chủ đề này hồi cuối tháng 9-2012 tại TP.HCM và đã ghi nhận được nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại của báo giới sau phiên tòa.

Hoàn thiện luật pháp

Đa số ý kiến tại hội thảo đều cho rằng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan để đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng ở các địa phương và toàn quốc, trong đó có dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp khai mạc ngày 22-10.

Ông Nguyễn Quang Ngọc, đại diện nhóm tư vấn của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, cho rằng dự thảo luật năm 2012 chưa sửa đổi, bổ sung các nội dung cần hoàn thiện để đảm bảo thực thi. Ví dụ, trong dự thảo có quy định mới về kê khai tài sản, đòi hỏi người kê khai giải thích lý do tăng tài sản hằng năm, nhưng chưa có giải pháp cho những vấn đề như giám sát việc thực hiện và kiểm tra độ tin cậy trong kê khai tài sản hoặc biện pháp xử phạt đối với những người không trung thực và chưa quy định việc xử lý khi tài sản tăng đột ngột mà không giải thích được lý do.

Xây dựng chính quyền điện tử

Hội thảo cũng đã nghe, thảo luận các nghiên cứu về thực trạng tham nhũng và kết quả công tác phòng chống tham nhũng ở một số tỉnh miền Bắc. Một trong những giải pháp để góp phần phòng chống tham nhũng cấp tỉnh được đưa ra tại hội thảo là xây dựng chính quyền điện tử. Ông Đặng Huy Hậu - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết từ nhận thức nếu để công dân, doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp càng nhiều với cơ quan công quyền thì nguy cơ xảy ra tham nhũng càng cao, Quảng Ninh đã xác định đầu tư xây dựng chính quyền điện tử, đặt mục tiêu từ năm 2012-2014 sẽ xây dựng xong.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - phó Ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, cơ quan của ông đã triển khai nghiên cứu tình huống “một nhà đầu tư người VN ở nước ngoài gửi thư điện tử cho địa chỉ email liên lạc đăng tải trên website tất cả tỉnh thành, nội dung thư điện tử hỏi một số thông tin chung về thủ tục, chính sách của tỉnh và đề nghị được hướng dẫn về cơ quan, địa chỉ mà nhà đầu tư nên liên lạc để tìm hiểu thêm thông tin...”.

Kết quả chỉ có 14 tỉnh phản hồi (13 tỉnh trả lời, 1 tỉnh hẹn trả lời nhưng không trả lời), 29 tỉnh không trả lời, các tỉnh còn lại có địa chỉ email đăng tải trên trang web sai hoặc không hoạt động... Điều đó cho thấy mức độ sẵn sàng cho các hoạt động có liên quan đến chính quyền điện tử, ở đây là việc tiếp nhận và phản hồi thông tin qua email của các tỉnh thành đang ở mức độ rất khác nhau.

Hội thảo trên đây là hoạt động chuẩn bị cho cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11 giữa Chính phủ VN và các đối tác phát triển sẽ diễn ra ngày 22-11-2012. Tiếp theo hội thảo này sẽ có các hội thảo với chủ đề tương tự tại Đà Nẵng (ngày 29 và 30-10) và Cần Thơ (ngày 1 và 2-11).

Thay đổi quy định yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin

Liên quan đến hoạt động của báo chí, thông tin từ hội thảo cho hay dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã có sự điều chỉnh theo hướng tránh xung đột với Luật báo chí. Cụ thể, bản dự thảo mới nhất đưa ra quy định: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của viện trưởng viện KSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Gia Thư - vụ trưởng Vụ pháp chế Thanh tra Chính phủ - xác nhận thông tin nêu trên, đồng thời cho biết: “Dự thảo luật trước đây quy định cơ quan có thẩm quyền khá chung chung, nên sau khi có ý kiến góp ý thì chúng tôi đã tiếp thu”.

Hiện dự thảo luật này đã được công bố trên website của Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội (http://duthaoonline.quochoi.vn) để lấy ý kiến nhân dân.

(Theo TTO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.

P. B

16:05 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm