Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa tìm ra nguyên nhân cấp dưới giết cấp trên ở Yên Bái

Thứ năm, 01/09/2016 - 10:00

(Thanh tra)- Chiều qua (31/8), tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, vụ cấp dưới nổ súng giết hại cấp trên ở Yên Bái, Bộ Công an đang điều tra, hiện chưa tìm ra nguyên nhân…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8. Ảnh: TN

Các bộ đang làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh

Theo Người Phát ngôn Chính phủ, ngay sau khi sự việc nổ súng bắn chết lãnh đạo tỉnh Yên Bái xảy ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo trực tiếp, làm việc với lãnh đạo tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cũng như thị sát tình hình. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Văn phòng Chính phủ ra thông báo nêu rõ, phải ổn định tình hình, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

“Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã giao Bộ Công an điều tra vụ việc, tìm ra nguyên nhân cấp dưới dùng súng giết hại cấp trên. Hiện nay, Bộ Công an đã khởi tố vụ án và đang trong quá trình điều tra. Sau này kết quả điều tra vụ án thế nào Văn phòng Chính phủ sẽ thông tin cho báo chí được biết. Đây là vấn đề rất quan trọng, trong thời gian ngắn chưa đủ để tìm ra nguyên nhân vụ án”.

Trước câu hỏi về việc có một số thông tin trên mạng xã hội đồn về việc cơ quan tố tụng tiến hành bắt giữ đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bên lề cuộc họp báo đã bác bỏ việc này. "Thông tin này là không chính xác, bao giờ có thông tin chính thức từ Người Phát ngôn Chính phủ công bố thì mới đúng", Bộ trưởng nói.

Liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2013) tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2008 - 2013.

Trọng tâm là việc đầu tư, thực hiện các dự án; kiểm tra, kết luận rõ đúng sai việc thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc thuyên chuyển, tiếp nhận đề bạt bổ nhiệm cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Hiện nay, các bộ, cơ quan đang triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Các cơ quan pháp luật đã vào cuộc hết sức đồng bộ. Việc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kiên quyết chống tham nhũng, chống tiêu cực và chống lợi ích nhóm, ngay cả vấn đề lợi ích nhóm trong đề bạt, thuyên chuyển cán bộ, ngay cả việc sử dụng tài sản, tiền của nhân dân, Nhà nước”.

Habeco, Sabeco bắt buộc phải niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trả lời báo chí về việc thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có Habeco và Sabeco, theo Bộ trưởng, đây là vấn đề quan trọng, được dư luận, cán bộ đảng viên rất quan tâm và cũng là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Sau khi cổ phần hóa, yêu cầu phải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc Habeco và Sabeco chưa niêm yết là trách nhiệm của 2 công ty này.

Để bảo đảm công khai, minh bạch, Thủ tướng đã yêu cầu Habeco, Sabeco phải tiến hành niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn Nhà nước. Ngay cả việc định giá cổ phần cũng phải khẩn trương tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực, kinh nghiệm, tránh trường hợp định giá không sát, không đúng, làm thất thoát phần vốn Nhà nước. Việc định giá cụ thể dựa trên các quy định pháp luật, nguyên tắc thị trường và ý kiến đơn vị tư vấn.

“Việc niêm yết trên sàn chứng khoán để tạo minh bạch tài chính, cũng như để thấy được khả năng bán, sức mua của các doanh nghiệp. Báo chí đặt vấn đề có phải niêm yết không? Thì đây là việc bắt buộc phải niêm yết, chứ không phải có hay không có”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thông tin thêm, luật đã quy định rõ, trong phạm vi 90 ngày, phải rà soát, đăng ký là doanh nghiệp đại chúng. Sau 1 năm cổ phần hóa đã phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết niêm yết trên thị trường chứng khoán. Rõ ràng, việc niêm yết trên thị trường là bắt buộc, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa thì phải đẩy mạnh niêm yết.

Về xử lý sai phạm công trình 8B Lê Trực (Hà Nội) đến nay đã cơ bản phá dỡ xong toàn bộ sàn tầng 19 (giai đoạn 1). Trước ngày 30/9 sẽ hoàn thành phương án phá dỡ giai đoạn 2 trình thẩm định. UBND TP Hà Nội đã giao Chủ tịch UBND quận Ba Đình trực tiếp chỉ đạo công tác cưỡng chế và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý công trình vi phạm. “Sau kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 351 ngày 2/11/2015 đến nay, UBND TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp cương quyết xử lý vụ việc vi phạm trật tự đô thị tại công trình số 8B Lê Trực”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.

P. B

16:05 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm