Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/05/2013 - 09:42
(Thanh tra) - Tình trạng khai thác vàng trái phép ở Quảng Nam luôn là đề tài nóng hổi, là tác nhân xâm phạm vốn rừng, gây xói mòn đồi núi..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, mất an ninh trật tự... Thế nhưng, khi chính quyền huy động lực lượng truy quét, đẩy đuổi, chuẩn bị ra quân là… lộ thông tin.
" Chủ bãi đưa cả xe cơ giới vào rừng làm vàng trái phép"
Nhiều cái chết được... dự báo trước!
Ngày 08/4/2013, tại bãi vàng 39 ở xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam xảy ra vụ 3 công nhân quê Phú Bình, Thái Nguyên bị chết ngạt dưới độ sâu 120m tại một hầm vàng được đào khoét trái phép. Mấy ngày sau đó, chính quyền sở tại và cơ quan hữu quan mới nắm bắt nguồn tin để xử lý. Trước đó, ngày 07/4, lực lượng chức năng của huyện đã vào hiện trường truy quét, đập phá phương tiện máy móc, đốt lán trại, đổ dầu Diezen, đồ dùng còn để lại còn các “vàng tặc” đã “cao chạy xa bay” vì biết được tin về lịch truy quét, sau đó quay lại hiện trường tái diễn công việc thì xảy ra hậu quả đau lòng trên.
Trước đó, vào tối 08/01/2013, tại bãi vàng tự phát ở xã Phước Kim đã xảy ra vụ sập hầm vàng, làm chết 2 người là ông Nguyễn Kha, ở Tuy Hòa, Phú Yên và Nguyễn Xuân Phương ở Vạn Ninh, Khánh Hòa, đang làm thuê cho một chủ khác. Để che giấu thông tin, ông chủ hầm vàng thuê xe lặng lẽ đưa xác về quê họ mai táng, nhưng bị công an phát hiện. Cũng tại bãi vàng Khe Tăng thuộc xã này, ngày 13/12/2007 đã sập một hầm vàng làm chết 4 người làm thuê cho ông Phạm Tính, ở Hòa Bình vào mua đất và hình thành bãi vàng trái phép ở đây.
Hồi 10 giờ sáng ngày 25/4/2013, tại bãi vàng thôn Điềm thuộc xã Tư huyện Đông Giang bị sập hầm, làm phu vàng Phạm Văn Thế thiệt mạng và 2 người khác bị trọng thương. Mới đây nhất, vào ngày 04/5, ông Trần Viết Hoạt (Tam Lãnh, Phú Ninh) mua sắm phương tiện, máy móc, rồi thuê Hồ Văn Điều (xã Trà Bui, Bắc Trà My), cùng Hồ Văn Thương và Hồ Văn Lợi (Trà Đốc, Bắc Trà My) vào khai thác trái phép tại hầm vàng khu vực núi Kẽm (thôn Bồng Miêu, Tam Lãnh) do người Pháp trước đây để lại. Khi ông Hoạt cùng Điều, Thương chui sâu vào hang tìm vàng thì gặp phải khí độc và chết ngạt trong hang, còn Lợi nhận trách nhiệm nấu ăn cho cả nhóm nên thoát chết...
Lộ thông tin truy quét từ đâu?
Có dịp theo chân một đầu nậu đào đãi vàng không phép tại lòng hồ thủy điện Sông Bung 4, nằm giữa ranh giới hai huyện Nam Giang và Đông Giang, chúng tôi mới biết được “mánh khóe” tiếp nhận nguồn tin báo. Thường tại hầu hết khu vực khai thác vàng trái phép đều không có sóng di động, hoặc có rất yếu mà chủ yếu là mạng Viettel. Nếu có mạng di động thì việc thông báo tin truy quét được dễ dàng, nhanh chóng, còn khi vùng phủ sóng yếu, chập chờn, chủ bãi vàng chọn một địa điểm có sóng rồi treo điện thoại di động cố định ngay tại đó; hễ có báo động dưới xuôi thì người nhà hoặc người có trách nhiệm thân quen từ trước sẽ nhắn tin và chủ máy trên bãi sẽ nhận được đầy đủ nội dung yêu cầu, rồi tự vạch phương án, thời gian đối phó. Khi được hỏi: “Vì sao nhận được các tin nhắn dạng bí mật thông tin như thế”? Một đối tượng khai thác vàng trái phép trả lời: “Thường mỗi tháng hay quý họ bắt bọn tui chung chi tiền thì họ mới báo tin cho tui để chủ động tránh tổn thất trong các đợt truy quét và tiếp tục công việc tức thì ngay sau đó để bù đắp thiệt hại...”.
Bởi vậy, dù Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo áp dụng nhiều biện pháp mạnh để trấn áp, trục xuất đối tượng làm vàng ra khỏi địa bàn, nhưng “vàng tặc” vẫn có mặt tung hoành ở khắp nơi, từ khu vực núi gần công trình xây dựng Tượng đài Bà mẹ VNAH ở ngay TP. Tam Kỳ, đến tàn phá khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh; từ huyện Hiệp Đức, Thăng Bình, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phú Ninh đến Phước Sơn, Bắc Trà My... Một lãnh đạo UBND xã Tư, Đông Giang bức xúc nói: “Hết chính quyền xã, huyện rồi các lực lượng của tỉnh liên tục tổ chức truy quét, đẩy đuổi các đối tượng làm vàng trái phép, nhưng đuổi bên này bọn chúng lợi dụng chạy sang bên kia, cuối cùng “đâu lại hoàn đấy”; không chỉ sông suối, núi rừng bị tàn phá ghê gớm, mà ruộng đồng, đất đang sản xuất cũng bị chung cảnh ngộ...”.
Vì sao truy quét “vàng tặc” chưa đạt kết quả? Nhiều cán bộ chức năng đổ lỗi do kinh phí thiếu, lực lượng mỏng, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn... Song, nghịch lý ở chỗ là, các chủ bãi vàng đưa được phương tiện xe cơ giới nặng hàng chục tấn, cùng với thiết bị, nhiên liệu, lương thực và hàng trăm con người vượt đồi núi vào rừng sâu để mở bãi làm vàng công khai, kéo dài, nhưng chính quyền địa phương và lực lượng có trách nhiệm vẫn không hề hay biết!? Phải chăng, vì lợi ích cục bộ địa phương nên bên cạnh một số nơi chính quyền “tiếp tay” cho “vàng tặc” để thu nguồn ngân sách, còn một số cán bộ có trách nhiệm đứng ra “bảo kê” và “bán tin” cho chủ bãi vàng để thu lợi cá nhân đều đều?
Nguyên Phê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.
Trần Lê
20:21 11/12/2024(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.
Trung Hà
15:34 11/12/2024Văn Thanh
14:45 11/12/2024Trần Quý
13:02 11/12/2024TK
13:26 10/12/2024PV
11:33 10/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn