Theo dõi Báo Thanh tra trên
Giang Sơn
Chủ nhật, 11/05/2025 - 21:09
(Thanh tra) - Dù đã có sự cảnh báo từ các cơ quan chức năng nhưng vẫn không ít người đang trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Đặc biệt, khi quy mô và kịch bản mà kẻ xấu dàn dựng rất bài bản và chi tiết khiến nạn nhân nhanh chóng mắc bẫy.
Ngoài ra, Bộ Công An cũng vừa gửi tin nhắn cảnh báo tình trạng lợi dụng các hình ảnh, video của người dân được công khai trên không gian mạng để chỉnh sửa, cắt, ghép tạo nội dung nhạy cảm nhằm đe doạ, tống tiền.
Cảnh giác bẫy chuyển khoản nhầm, đơn hàng "0 đồng"… (Ảnh minh họa).
Thủ đoạn cắt ghép video kể trên trên không phải thời điểm này mới diễn ra. Theo chia sẻ của anh Q.H, do đang làm kinh doanh nên số điện thoại của anh thường được công khai trên mạng xã hội. Vào khoảng cuối tháng 2/2025, tài khoản Zalo của anh có nhận được một lời mời kết bạn từ người lạ. Một vài phút sau, người này có gửi cho anh một tin nhắn trong đó có hình ảnh “nhạy cảm” và anh chính là nhân vật nam.
Đối tượng này nói rằng đêm ngày lễ tình nhân 14/2 anh có quan hệ ngoài luồng với người phụ nữ khác. Nếu không làm theo hướng dẫn, đối tượng này sẽ gửi hình ảnh này cho vợ, người thân của anh.
“Vì bản thân tôi biết, người trong ảnh là hình ảnh cắt ghép mà bọn lừa đảo đã tạo ra với mục đích đe doạ tống tiền nên ngay lập tức tôi đã chặn tài khoản đấy và chia sẻ thông tin với người thân xung quanh để cùng cảnh giác”, anh Q.H cho biết.
TS. Đoàn Văn Báu, chuyên gia tâm lý học tội phạm cho biết, tâm lý của một người bình thường rất e ngại làm việc với các cơ quan pháp luật. Chính vì vậy, khi người dân bị đe doạ thì họ có thể bị tê liệt ý thức kháng cự và làm theo lời của kẻ xấu.
Ông Báu khuyến cáo người dân cần tăng cường công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, hạn chế đăng tải, chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh người thân trong gia đình, hình ảnh cơ quan nơi làm việc lên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những hình ảnh nhạy cảm hoặc có thể bị lợi dụng để cắt ghép. Không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.
Trước tình hình này, để chủ động trong công tác phòng ngừa các hành vi lừa đảo và bảo đảm an ninh chính trị, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có nội dung như trên; không chuyển tiền khi bị đe dọa. Khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản cần nhanh chóng trình báo Cơ quan Công an nơi gần nhất và phản ánh qua ứng dụng VNeID.
Nạn nhân đến công an trình báo việc bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (Ảnh TL).
Gần đây, trên fanpage Bộ Công An đã chia sẻ vụ trình báo mất 400 triệu đồng sau cú lừa thanh toán 16.000 đồng phí ship. Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, chị T., giáo viên mầm non tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), bất ngờ nhận cuộc gọi từ số lạ thông báo về một đơn hàng "0 đồng" chỉ cần thanh toán 16.000 đồng tiền phí ship.
Với thói quen mua hàng online, chị T. không quá nghi ngờ và vội vàng yêu cầu gửi số tài khoản để chuyển khoản vì đang bận dạy học.
Khoảng 30 phút sau, người giao hàng tiếp tục gọi lại, hoảng hốt thông báo chị T. đã chuyển nhầm vào tài khoản "thành viên" của công ty giao hàng, và từ tháng sau sẽ bị trừ tự động 4,5 triệu đồng mỗi tháng. Lo sợ, chị T. được hướng dẫn kết bạn Facebook với tài khoản tự xưng “GHTK hỗ trợ” để làm thủ tục huỷ đăng ký và bị yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu và mã OTP.
Sau khi thực hiện theo yêu cầu trên, chị T. phát hiện tài khoản bị trừ 49 triệu đồng. Hoảng loạn, chị tiếp tục liên lạc với đối tượng và được “hướng dẫn” khiếu nại để lấy lại tiền, và kẻ xấu đưa chị vào nhóm chat “Thu hồi tiền GHTK” với các thành viên giả mạo liên tục chia sẻ "thành tích nhận lại tiền" khiến chị T. càng tin tưởng. Liên tiếp những khoản tiền “phí khiếu nại”, “phí xác minh” lần lượt được chị chuyển đi đến khi số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng chị mới dừng lại và hoang mang khi chưa thấy tiền hoàn về.
Các đối tượng lừa đảo trên vẫn chưa buông tha chị và tiếp tục giả danh Công an. Một tài khoản khác gọi video call qua Messenger, xưng là cán bộ Cục Cảnh sát Hình sự, đang điều tra một đường dây lừa đảo xuyên quốc gia và chị là nạn nhân. Để không ảnh hưởng quá trình điều tra, yêu cầu tuyệt đối giữ bí mật, chị cần kể lại hết sự việc sẽ được hỗ trợ lấy lại toàn bộ số tiền đã mất.
Theo đó, kẻ gian yêu cầu chị T. cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, sao kê, và xác thực danh tính bằng cách đọc mã OTP gửi về điện thoại. Tin rằng bản thân đang phối hợp với cơ quan chức năng để được lấy lại số tiền đã mất nên chị lần lượt đọc hết tất cả mã xác nhận gửi về điện thoại cá nhân.
Mọi thứ chỉ kết thúc khi chị mở tài khoản ngân hàng ra kiểm tra số tiền còn lại cũng không cánh mà bay. Tổng thiệt hại mà chị T. phải gánh chịu sau vụ lừa đảo mạng lên tới hơn 400 triệu đồng – cũng là toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình chị suốt nhiều năm.
Hay như trường hợp chị Nguyễn Nhung (Hà Nội), do thường xuyên mua sắm trực tuyến, chị không nghi ngờ khi nhận cuộc gọi từ một số điện thoại xưng là shipper thông báo giao đơn hàng "0 đồng", chỉ yêu cầu thanh toán phí vận chuyển 36.000 đồng. Vì đang đi làm, chị nhờ gửi hàng tại nahf hàng xóm và chuyển khoản theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, ngay sau đó, chị nhận được tin nhắn: "Bạn đã nhập nhầm số tài khoản thành thẻ hội viên “Giao Hàng Tiết Kiệm”, hệ thống sẽ tự động trừ 3.500.000 đồng hàng tháng. Nếu tài khoản không đủ số dư, bạn sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu". Tin nhắn kèm theo đường link yêu cầu chị nhấp vào để hủy đăng ký. Nhờ cảnh giác, chị Nhung nghi ngờ và không kích vào đường link trên.
Theo cơ quan Công an, thủ đoạn này không hề mới. Lực lượng Công an đã liên tục tuyên truyền, cảnh báo người dân qua nhiều kênh thông tin khác nhau: báo chí, truyền hình, mạng xã hội... Thế nhưng, mỗi ngày họ vẫn tiếp nhận rất nhiều đơn trình báo với các tình huống tương tự. Không ít người bị lừa mất số tiền rất lớn, có trường hợp lên tới hàng tỷ đồng.
Mặc dù, đó chỉ là những chiêu lừa đều cũ nhưng cài cắm kịch bản mới khiến cho nhiều người dù trước đó rất cảnh giác vẫn bị mắc bẫy.
Trước tình trạng lừa đảo ngày càng gia tăng, cơ quan Công an đã liên tục đưa ra những cảnh báo quan trọng để người dân nâng cao cảnh giác. Để tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, người dân tuyệt đối không được cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, tin nhắn hay mạng xã hội.
Đồng thời, tránh truy cập vào các đường link lạ, đặc biệt là những liên kết yêu cầu đăng nhập tài khoản ngân hàng, chuyển tiền hoặc cập nhật thông tin cá nhân.
Người dân cũng cần cảnh giác với những cuộc gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng, nhân viên giao hàng hoặc cán bộ cơ quan chức năng. Đặc biệt, không tin tưởng vào các nhóm chat, hội nhóm "giúp thu hồi tiền" – đây là chiêu trò tinh vi nhằm tiếp tục lừa đảo thêm lần nữa. Người dùng cần tỉnh táo trước mọi thông tin nhận được, đặc biệt khi bị gây sức ép cần bình tĩnh không nên hoảng sợ, vội vàng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thông tin trên được công bố tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng, chống ma túy và kiểm soát tiền chất năm 2025, do Cục Hải quan tổ chức ngày 20/6/2025 tại Quảng Bình.
Trần Quý
(Thanh tra) - 6 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trọng Tài
Ngô Tân
Chính Bình
Trần Quý
Hương Trà
Văn Thanh
Hương Giang
Chính Bình
Kim Thành
Trọng Tài
Văn Thanh
Minh Nghĩa
Anh Huy - Hải Lương
Chính Bình
Cao Huân
Trọng Tài