Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/07/2011 - 05:36
(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phạm Văn Hiền, Trưởng đoàn Kiểm tra các vi phạm về Luật Đê điều và Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão (PCLB) ở một số địa phương phía Bắc (trong đó có Hà Nội), khi trao đổi với báo giới.
Vi phạm đê điều ở quận Hai Bà Trưng
+ Xin ông cho biết vấn đề nổi cộm nhất về vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh PCLB trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua?
- Luật Đê điều, Pháp lệnh PCLB đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cộng đồng, cán bộ các cấp và đặc biệt là người dân ven đê. Qua 3 năm thực hiện Luật Đê điều, nhận thức và ý thức chấp hành luật của đại bộ phận tổ chức, cá nhân đã có chuyển biến tích cực. Tuy vậy, hiện nay ở một số nơi trên địa bàn TP Hà Nội, việc thực hiện Luật Đê điều chưa nghiêm túc, một số quận, huyện vẫn để xảy ra các vi phạm như: Xây lò gạch, nhà xưởng, đổ phế thải ra bãi sông, mép sông; lấn ra lòng sông để làm bãi tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng; xây dựng nhà cửa, lều quán trong hành lang bảo vệ đê; có nhiều hành vi cố tình vi phạm. Thậm chí, một số địa phương, cơ quan còn cho phép thực hiện các hoạt động không đúng thẩm quyền dẫn đến vi phạm...
Năm 2010, đoàn kiểm tra do Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đã kết luận: Hà Nội có 5 “điểm nóng” vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều và PCLB. Sau đó, Bộ đã có văn bản đôn đốc TP Hà Nội thực hiện nội dung kết luận kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 4/5 “điểm nóng” về tình hình vi phạm chưa được xử lý dứt điểm. Cụ thể: Xây dựng lò gạch trên bãi sông địa bàn Phú Xuyên; vi phạm về hành lang bảo vệ đê, xây dựng nhà, công trình trong hành lang thoát lũ khu vực quận Hai Bà Trưng; đổ phế thải ra bãi sông, mép sông, lấn ra lòng sông để làm bãi tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng khu vực cầu Thanh Trì và tập kết, trung chuyển và kinh doanh vật liệu với khối lượng rất lớn tại thượng, hạ lưu cầu Thăng Long.
+ Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến những “điểm nóng” về vi phạm kéo dài mà địa phương không xử lý dứt điểm?
- Đầu tiên, là do ý thức chấp hành pháp luật về đê điều và PCLB của một bộ phận dân cư, một số doanh nghiệp còn bị hạn chế, vì lợi ích cục bộ nên đã vi phạm kéo dài trong nhiều năm như lấn chiếm mái đê, hành lang đê, xây dựng nhà ở, lều quán, công trình phụ…
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương không xử lý triệt để ngay từ khi mới phát sinh vi phạm. Một số nơi còn buông lỏng quản lý; xử lý và cưỡng chế vi phạm thiếu kiên quyết, dứt điểm. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành chưa chặt chẽ, có khi còn đùn đẩy trách nhiệm… Vì thế, kết quả xử lý còn rất thấp.
Một nguyên nhân nữa là do nhiều đô thị mới, khu công nghiệp được xây dựng nên nhu cầu vật liệu xây dựng tăng nhanh, dẫn đến tình trạng lập bến bãi tập kết, trung chuyển đất, đá, cát, sỏi... ở khu vực bãi sông khiến công tác bảo vệ đê điều ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Ngoài ra, do lịch sử để lại, trong quá trình nâng cấp và cải tạo đê xảy ra hiện tượng “đê lấn nhà dân” đồng thời, nhiều địa phương đã cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho dân đến sát chân đê. Hiện nay, chưa có kế hoạch di chuyển công trình, di cư vì chưa có kinh phí.
+ Ông có đề xuất gì để hạn chế những sự cố về đê gây thiệt hại về người và vật chất, đặc biệt trong mùa mưa bão?
- Để hạn chế những tổn thất về con người và vật chất có thể xảy ra do lũ, bão, các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần kiện toàn ban chỉ huy PCLB các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; tổ chức thường trực trực ban để tham mưu, điều hành công tác PCLB kịp thời, chính xác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong công tác PCLB đến cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân… Đồng thời, xây dựng, kiểm tra, phê duyệt phương án, kế hoạch PCLB; chuẩn bị tốt những cơ sở vật chất cần thiết cho PCLB theo phương châm “4 tại chỗ” ứng cứu các tình huống có thể xảy ra; tổ chức thực hiện cảnh báo, báo động, quyết định biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả lũ, lụt, bão trong phạm vi quản lý. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của công trình PCLB và công trình liên quan, phát hiện kịp thời sự cố công trình. Đặc biệt, các cấp chính quyền chỉ đạo cơ quan chức năng kiên quyết xử lý dứt điểm những vi phạm nghiêm trọng tại các điểm xung yếu ảnh hưởng đến an toàn của đê, hành lang thoát lũ và tăng cường phát hiện ngăn chặn và xử lý những vi phạm mới.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.
CB
09:24 13/12/2024(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành