Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/09/2016 - 11:31
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị công bố kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2015 do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức ngày 8/9, tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: PA
Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với WHO điều tra năm 2015 với 3.856 đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 18 - 69. Đối tượng được nghiên cứu tập trung từ 18 - 69 tuổi, với mục tiêu thu thập thông tin về các hành vi nguy cơ gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế độ ăn không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực và mô tả thực trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu và ước lượng mức tiêu thụ muối trung bình.
Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ sử dụng rượu bia trong số người được nghiên cứu là 43,8% và có xu hướng tăng, riêng nam giới tỉ lệ sử dụng rượu bia là 77,3%. 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới uống rượu bia ở mức nguy hại (từ 6 đơn vị cồn trở lên).
Bên cạnh đó, tình trạng ăn thiếu rau và trái cây vẫn cao. 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau, trái cây so với khuyến cáo của WHO (400gr/ngày) và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới so với nữ giới (63,1% so với 51,4%). Các thói quen này là nguy cơ dẫn đến bệnh thừa cân béo phì, tăng đường huyết, tăng huyết áp và cholessterol.
Tỷ lệ phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm cũng còn hạn chế. Hiện có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người có đường huyết tăng từng được phát hiện bệnh. 13,6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết, đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị, tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim chỉ chiếm gần 29%. Khoảng 1/4 (24,9%) số phụ nữ tuổi 18 - 69 và 1/3 (31,5%) số phụ nữ tuổi 30 - 49 từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hàng đầu tại tất cả các khu vực trên thế giới cũng như mọi tầng lớp trong xã hội. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 520.000 ca tử vong do nguyên nhân bệnh tật trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%, như vậy tính trung bình cứ 10 người chết thì có 7 chết bởi bệnh không lây nhiễm.
Theo WHO, ước tính năm 2012, trong số 56 triệu người tử vong toàn cầu thì có 38 triệu người tử vong (68%) là do bệnh không lây nhiễm và đến năm 2030 số người tử vong do bệnh không lây nhiễm sẽ tăng lên thành 52 triệu người.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng "kép" về bệnh tật. Nếu người dân Việt không thay đổi lối sống thì sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm như, ung thư, tiểu đường, tim mạch và các bệnh mãn tính đường hô hấp. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện.
Ngày 20/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025. Chiến lược được ban hành là định hướng quan trọng cho hoạt động trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận toàn diện, tập trung kiểm soát các yếu tố nguy cơ, dự phòng mắc bệnh đồng thời phát hiện sớm để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.
Theo Bộ Y tế, thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường chính sách pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia; thực thi các biện pháp hiệu quả theo khuyến nghị của WHO như kiểm soát quảng cáo khuyến mại rượu bia, kiểm soát giờ bán và điểm bán rượu bia, chính sách giá và thuế, phòng chống tình trạng lái xe sau khi uống rượu bia. Đồng thời, ngành Y tế cần có các can thiệp hiệu quả để giảm tiêu thụ muối thông qua các chương trình truyền thông giáo dục cảnh báo về tác hại đối với sức khỏe khi ăn nhiều muối; xây dựng chương trình kiểm soát thừa cân béo phì lồng ghép trong kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, ngành Y tế tăng cường dự phòng, phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; bảo đảm các dịch vụ tại trạm y tế xã để phát hiện sớm và quản lý điều trị liên tục, lâu dài đối với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến (như tăng huyết áp, đái tháo thường...); đẩy mạnh hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung...
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân